Biển Hà Tĩnh đang hồi sinh...

(Baohatinh.vn) - Biển là nguồn sống, là “linh hồn” của những người con vùng biển bao đời. Sau gần 4 tháng xảy ra sự cố môi trường ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), hiện tượng hải sản sinh sôi mạnh ở một số ngư trường vùng lộng đang là tín hiệu mừng về sự hồi sinh của biển.

bien ha tinh dang hoi sinh

Biển Kỳ Xuân đã có những dấu hiệu hồi sinh.

Chúng tôi xuống bãi biển Kỳ Xuân (Kỳ Anh) vào một trưa tháng 7 nắng như đổ lửa. Cát dưới chân bỏng rát, gió rin rít mang vị mặn mòi của biển bám vào thịt da. Bất chợt ngư dân Hồ Xuân Định (xóm Xuân Thắng) chỉ tay về hướng biển: “Cô chú có thấy luồng nước màu trắng kia không? Là cá ve đấy!”. Phía xa, mặt biển ánh lên như dát bạc. Càng lúc, luồng nước bạc khổng lồ càng tiến gần về phía bờ. Một cảnh tượng chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến. Cá nhiều vô kể. Những con cá ve ánh bạc kéo vào gần bờ, cứ dập dềnh theo con sóng.

Với kinh nghiệm của một người hơn 40 năm làm bạn cùng biển, ông Định cho biết: “Từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm là mùa của cá trích, cá ve, cá cơm và ruốc (tép biển). Cứ vào mùa là các loại hải sản lại sinh sôi, chúng thường đi từng đàn, có khi ước đến hàng tấn. Từ đợt xảy ra sự cố môi trường biển đến nay, tình hình đánh bắt và tiêu thụ của chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng cũng vì mấy tháng con người không đánh bắt mà các loài càng sinh sôi, nảy nở. Đợt này, cá và tép biển vào tận bờ, đứng ở mép biển cũng có thể thả câu được”.

Những gì chúng tôi tận mắt chứng kiến đã phần nào chứng minh lời của ông Định. Đứng trên bờ nhìn ra phía xa xa, theo hướng ông chỉ, từng đàn hải âu đang chao lượn.

bien ha tinh dang hoi sinh

Ngư dân Hồ Xuân Định phấn khởi trước sự sinh sôi của các loại hải sản, tạo động lực để tiếp tục vươn khơi bám biển.

Ông Nguyễn Đức Khánh - bạn thuyền của ông Định giải thích: “Hoa tiêu” đấy! Khi đi biển, chúng tôi thường quan sát xem nơi nào có nhiều séo (tên người dân địa phương dùng để gọi chim hải âu - PV) bay sát mặt nước là biết nơi đó có nhiều tôm, cá để quăng lưới”.

Theo ngư dân Kỳ Xuân, thời gian gần đây, không chỉ có các loài cá nhỏ như trích, ve, mu, tép biển xuất hiện nhiều, mà những loại cá lớn, có giá trị kinh tế như cá kình, hay các loài hải sản sống ở tầng đáy vốn là đặc sản của vùng biển này như tôm hùm, cụp (cua đá) cũng rất nhiều. “Đặc biệt là còn xuất hiện loài sứa đỏ - một loài hải sản rất hiếm. Sứa là loài rất nhạy cảm, chúng thường di chuyển theo con nước và chỉ sống được trong môi trường nước biển sạch. Kết luận về độ an toàn của nước biển là việc của cơ quan chức năng, nhưng theo kinh nghiệm của ngư dân chúng tôi thì nếu nước biển nhiễm độc nặng, các loài hải sản không thể sinh sôi nhiều như vậy được, nhất là những loài nhạy cảm với môi trường sống” - ông Khánh chia sẻ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số vùng biển khác ở Kỳ Anh, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân… cũng có hiện tượng hải sản sinh sôi hàng loạt và kéo vào sát bờ. Anh Nguyễn Văn Quang (TP Hà Tĩnh) cuối tuần qua xuống tắm biển Xuân Hải (Thạch Bằng, Lộc Hà) cho biết: “Tôi vẫn thấy yên tâm khi đưa gia đình đến tắm ở đây. Nước biển trong xanh, thỉnh thoảng lại gặp cả đàn cá nhỏ, tép dô (nhảy lên khỏi mặt nước)”.

Hiện tượng hải sản sinh sôi mạnh đang mang đến tín hiệu đáng mừng cho sự hồi sinh của biển. Biển là nguồn sống, là “linh hồn” của những người con vùng biển bao đời. Từ khi xảy ra sự cố môi trường đến nay, cuộc sống của ngư dân bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. “Trong 6 ngày, thuyền của tôi ra khơi 3 chuyến, đánh được 4 tấn cá cam. Như ngày trước, đó là một thắng lợi lớn bởi cá cam có giá 100.000 đồng/kg, nhưng nay thương lái chỉ mua với giá 30.000 đồng/kg. Trừ chi phí dầu máy, nhân công thì còn lại chẳng đáng là bao. Làm chủ một con thuyền trên 300 CV, với 15 lao động trực tiếp trên thuyền, tôi chỉ mong sao biển bình yên trở lại để chúng tôi ổn định cuộc sống và sản xuất” - ông Trần Quang Lan (xóm Lê Lợi - Kỳ Xuân) trải lòng.

Lòng biển đang hồi sinh. Tuy vẫn còn nhiều gian khó nhưng với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước, các cấp, ngành và sự chịu thương chịu khó, luôn vững vàng trước sóng gió, người dân miền biển nói chung, ngư dân Hà Tĩnh nói riêng sẽ vững tay chèo, tiếp tục ra khơi bám biển để “thuyền ta lại về cho cá bạc đầy khoang”…

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.
“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.