Cam rụng hàng loạt ở Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, do thời tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh gây hại khiến nhiều diện tích cam trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) bị rụng quả.

Cam rụng hàng loạt ở Vũ Quang

Người trồng cam trên địa bàn huyện Vũ Quang đang đối mặt với nguy cơ giảm sụt sản lượng do hiện tượng cam rụng hàng loạt

Hiện nay, toàn huyện Vũ Quang có trên 2.100 ha cam, trong đó có gần một nửa đã cho thu hoạch. Tuy nhiên, hiện người trồng đang đối mặt với nguy cơ giảm sụt sản lượng do hiện tượng cam rụng hàng loạt, nhất là ở các xã Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh...

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do cam đã chuyển sang giai đoạn quả ngọt nên thu hút rất nhiều loại côn trùng phá hại. Trong đó, phổ biến là ruồi đục quả và ngài chích hút.

Cam rụng hàng loạt ở Vũ Quang

Nhiều diện tích cam bị thối nhiễm quả.

Bên cạnh đó, do thời tiết diễn biến thất thường, mưa nắng đan xem khiến nhiều diện tích cam bị úng nước, dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ, gây nên bệnh thối nhiễm quả. Vì vậy, quả cam bị vàng, bị nứt và rụng.

Hiện tượng cam rụng diễn ra khá phổ biến, nhất là đối với diện tích cam ở vùng trũng, không thoát nước.

Cam rụng hàng loạt ở Vũ Quang

Chị Nguyễn Thị Bích Thảo thôn 7 Đức Bồng thu nhặt cam rụng để làm sạch gốc.

Để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, Trung tâm Ứng dụng khoa học và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang khuyến cáo, người trồng cần triển khai làm bẫy đồng loạt để diệt côn trùng; tiến hành bao quả, vừa phòng ngừa côn trùng, vừa đảm bảo chất lượng quả cam khi thu hoạch. Đối với các diện tích bị ngập úng, cần thường xuyên khơi thông, thoát nước ở bộ phận gốc, rễ...

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.