Những "nút thắt" trong giao đất, giao rừng

(Baohatinh.vn) - Chủ trương giao đất, giao rừng đã đưa lại những kết quả đáng ghi nhận, nhưng quá trình hiện thực hóa chủ trương này vẫn còn những khó khăn, bất cập. Đây là những nút thắt cản trở việc thực hiện mục tiêu bảo vệ và sử dụng tối đa lợi thế của rừng...

Để rừng thêm xanh (bài 2):

>> Cho rừng thêm xanh (bài 1): Khi nông dân làm chủ rừng

Hà Tĩnh có 360.970 ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị, thành, chiếm 60% diện tích tự nhiên của tỉnh; trong đó, đất có rừng 313.556 ha (rừng tự nhiên 218.848 ha, rừng trồng 94.708 ha); đất chưa có rừng 47.414 ha.

nhung nut that trong giao dat giao rung

Công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Phố (Hương Sơn) tập trung trồng rừng để hoàn thành kế hoạch năm 2016.

Theo ông Nguyễn Công Tố - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, thời gian qua, các cấp, ngành đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện. Qua đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn cơ bản đã có chủ quản lý; người dân nhận đất, nhận rừng yên tâm đầu tư kinh phí tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định; diện tích, chất lượng rừng ngày càng tăng... Tính đến nay, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao, cho thuê trên địa bàn tỉnh là 325.633 ha, chiếm 90,2% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh. Trong đó, giao 20 chủ rừng nhà nước 256.939 ha (chiếm 71,2%); giao cho 26.896 hộ gia đình, cộng đồng dân cư 68.694 ha (chiếm 19%); diện tích chưa giao đang do UBND cấp xã quản lý 35.337 ha (chiếm 9,8%).

Từ những con số trên cho thấy, trên danh nghĩa, phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh đã được giao cho các chủ quản lý, sử dụng nhưng phần đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân là rất thấp, chỉ đạt 19%, so với trung bình cả nước là 37%. Trong khi, tỷ lệ giao cho chủ rừng nhà nước chiếm tới 71,2% (trung bình cả nước 63%).

“Hạn chế này đã làm giảm hiệu quả xã hội của chính sách giao rừng, cho thuê rừng của Nhà nước và chưa huy động được nguồn lực to lớn trong dân. Nhiều doanh nghiệp được giao quản lý diện tích rừng lớn nhưng không có khả năng kinh doanh và chưa được tạo điều kiện để SXKD có hiệu quả các diện tích rừng được giao. Các diện tích rừng do UBND các cấp quản lý cơ bản vẫn trong tình trạng vô chủ hoặc không được quản lý, bảo vệ tốt...”, ông Trần Ngọc Bình - Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, thẳng thắn.

nhung nut that trong giao dat giao rung

Lực lượng kiểm lâm tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng đầu nguồn.

Chưa hết, tại nhiều địa phương, diện tích giao theo Nghị định số 02/NĐ-CP chồng lên diện tích giao khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP; diện tích giao cho tổ chức trùng lên diện tích hộ gia đình, cá nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. “Hầu hết diện tích được giao trong giai đoạn 1994-2007 chưa gắn giao rừng với giao đất, chưa đánh giá chất lượng, trữ lượng và giá trị rừng khi giao; biên bản bàn giao đất, rừng ngoài thực địa hầu hết không có hoặc nếu có thì chưa được các chủ rừng liền kề ký và chưa đóng mốc ranh giới giữa các chủ rừng” - ông Tố cho biết thêm.

Đáng bàn hơn, “nhiều địa phương khi tổ chức giao đất lâm nghiệp chưa xem xét đúng đối tượng, chưa công bằng và chưa ưu tiên cho các hộ dân sống gần rừng nên có nhiều trường hợp sau khi được giao đã quản lý, sử dụng không hiệu quả, để xẩy ra lấn chiếm, tranh chấp và chuyển nhượng trái phép, gây mất ổn định tại cơ sở...” - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Nguyễn Văn Việt cho biết thêm.

Ngoài chồng chéo giữa các văn bản quy định pháp luật, trong tổ chức thực hiện ở Hà Tĩnh cũng làm nẩy sinh thêm khó khăn, vướng mắc. “Theo Thông tư liên tịch số 07 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT ngày 29/1/2011 thì cơ quan chủ trì thực hiện giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ngành TN&MT đảm nhiệm, nhưng ở Hà Tĩnh lại giao cho Sở NN&PTNT là cơ quan chủ trì, nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổ chức bàn giao đất rừng ngoài thực địa cho các hộ...” - một cán bộ kiểm lâm nêu dẫn chứng.

Một khó khăn, vướng mắc nữa chưa giải quyết được là hiện nay, toàn tỉnh còn 10.371 ha rừng và đất lâm nghiệp đã ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa trao được cho các hộ, đồng nghĩa với toàn bộ số diện tích trên chưa có chủ quản lý. Lý do là các hộ này chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, trong đó, huyện Kỳ Anh chiếm hơn 1/2 diện tích.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.