Nông sản, thực phẩm Hà Tĩnh: "Sạch" từ ruộng, vườn!

(Baohatinh.vn) - Đến thời điểm này, số mẫu nông, lâm, thủy sản trên địa bàn qua “test” không phát hiện chất cấm và dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép. Nói như vậy, không có nghĩa đã yên tâm hoàn toàn với chất lượng thực phẩm trong nông nghiệp vì nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán vẫn chiếm phần đa trên địa bàn Hà Tĩnh.

Nông sản, thực phẩm Hà Tĩnh: "Sạch" từ ruộng, vườn! ảnh 1

Vùng sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát ven biển của Mitraco đảm bảo quy trình về an toàn vệ sinh thực phẩm khép kín từ giống đến thị trường.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát

Ông Phan Văn Dũng - Trưởng phòng Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Sở NN&PTNT cho biết: “Đợt cao điểm này sẽ kéo dài từ nay đến sau Tết Nguyên đán. Trong đợt 1, chúng tôi đã tiến hành thanh tra tại 7 huyện, lấy 41 mẫu sản phẩm gia súc để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng. Một tín hiệu đáng mừng, đến thời điểm này, các mẫu không phát hiện chất cấm và dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. So với cả nước (tỷ lệ 16%) thì thực phẩm chăn nuôi, thủy sản của Hà Tĩnh đang ở giới hạn an toàn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải thực hiện các biện pháp quyết liệt nhất nhằm tăng cường giám sát dư lượng trong sản phẩm chăn nuôi và thủy sản”.

Mới đây, đoàn đã trực tiếp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đảm bảo ATVSTP tại 20 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, lấy 9 mẫu để phát hiện hóa chất trong nước tiểu, vệ sinh nguồn thức ăn; thậm chí, có mặt tại lò mổ lúc 1h sáng để lấy mẫu thịt, nội tạng con nuôi nhằm đạt tỷ lệ chính xác nhất. Lĩnh vực thủy sản, đối với con nuôi đặc thù như tôm, nghêu, sở thực hiện các đợt thanh tra chuyên ngành theo chương trình của Bộ NN&PTNT.

“Mỗi tháng 2 lần, chúng tôi tiến hành lấy mẫu các vùng nuôi. Trong năm nay, tại 6 vùng nuôi tôm của tỉnh, phòng đã tổ chức 7 đợt kiểm tra, lấy 33 mẫu để kiểm soát dư lượng các chất cấm; thu 38 mẫu nước và 19 mẫu nghêu thương phẩm để kiểm tra tảo độc, độc tố sinh học, vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, thuốc trừ sâu gốc chlor hữu cơ. Việc tăng cường giám sát sẽ giúp cơ quan chuyên môn kiểm soát được an toàn thực phẩm tận gốc, quan trọng hơn là tạo ra thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu của ngành” - ông Dũng cho biết thêm.

Không chỉ từ sản phẩm chăn nuôi, người tiêu dùng hiện nay đang quan tâm nhiều đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông sản, đặc biệt là rau, chè và cây ăn quả. Trong năm nay, Phòng Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cũng đã lấy hàng trăm mẫu phân tích dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm, có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng theo quy định. Theo đó, phát hiện dư lượng kim loại nặng trong 3 mẫu rau, 4 mẫu chè. Dù là trong giới hạn cho phép nhưng đây vẫn là một cảnh báo sớm về tình trạng “vượt rào” của người sản xuất.

Tăng cường quản lý, tuyên truyền

Vùng sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát của Mitraco đang bước vào mùa sản xuất mới. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, các sản phẩm của vùng sản xuất này lâu nay đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Vụ đông 2015, Mitraco tiếp tục mở rộng 120 ha với 40 loại rau, củ.

Ông Bùi Quốc Hoàn - Trưởng ban Dự án rau, củ, quả cho biết: “Công tác ATVSTP được công ty quản lý theo chuỗi khép kín, từ nhập giống có nguồn gốc xuất xứ, đầu vào các loại phân bón, thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép đến quy trình sản xuất. Quan trọng nhất, chúng tôi tuân thủ tuyệt đối quy trình đã được Sở NN&PTNT ban hành, nhằm đảm bảo đầu ra chất lượng nhất về an toàn thực phẩm”.

Những năm gần đây, sản xuất rau nói chung đang được mở rộng cả về diện tích lẫn quy mô. Tuy vậy, các mô hình tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như rau, củ, quả công nghệ cao lại không nhiều. Không riêng đối với rau, trong chăn nuôi thì số lượng cơ sở SXKD tập trung quy mô lớn chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn so với sản xuất nhỏ lẻ và phân tán.

Khi nền sản xuất nhỏ thì khó dám chắc rằng, các cơ sở không tùy tiện trong việc sử dụng nguồn giống, thức ăn, thuốc thú y, thuốc BVTV, thậm chí là các chất độc hại. Trong khi đó, năng lực quản lý cấp huyện còn quá yếu và thiếu nên việc quản lý sản xuất ban đầu chưa được quan tâm đúng mức. Năm 2015, Sở NN&PTNT ban hành kế hoạch về năm ATVSTP trong sản xuất nông nghiệp nhằm siết chặt hơn nữa công tác quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu. Đến thời điểm này, chỉ duy nhất Đức Thọ là huyện tổ chức ký cam kết tận các cơ sở và kiểm tra việc thực hiện của người sản xuất.

Hiện nay, Sở NN&PTNT thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn, phổ biến pháp luật về đảm bảo ATVSTP trong nông nghiệp. Nhưng, công tác này chỉ hiệu quả khi các địa phương thực sự vào cuộc.

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.
Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.