Xây dựng nông thôn mới ở Sơn Ninh, Sơn Hà: Khó khăn chồng chất!

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chương trình xây dựng NTM, ở thời điểm hiện tại, 2 xã Sơn Ninh và Sơn Hà (Hương Sơn) mới chỉ hoàn thành 50% khối lượng công việc trong khi thời gian còn lại không nhiều...

xay dung nong thon moi o son ninh son ha kho khan chong chat

Tuyến đường Sơn Ninh - Sơn Tiến (bắt đầu từ thôn Trà Sơn đi Sơn Ninh) dài 12 km, xuống cấp trầm trọng nhưng do thiếu vốn nên chưa thể triển khai thi công, ảnh hưởng đến tiến độ về đích NTM của xã Sơn Ninh.

“Để thực hiện mục tiêu về đích NTM trong năm nay, xã phải hoàn thành được 10 tiêu chí còn lại, trong đó có những tiêu chí gần như nằm ngoài tầm với” - Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh Nguyễn Tuấn Đức lo lắng.

Trong các tiêu chí ông Đức đề cập, khó khăn nhất có lẽ là tiêu chí giao thông. Trong đó, tuyến QL 8C nối Cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) chạy qua địa bàn xã Sơn Ninh có chiều dài 6 km đã xuống cấp trầm trọng, cần được duy tu, bảo dưỡng. Ngoài ra, 12 km đường giao thông chạy dọc xã Sơn Ninh dự kiến cũng phải có nguồn kinh phí 10 tỷ đồng. Đã vậy, theo tiêu chí mới, đường liên xã phải rộng 5m nên nhiều tuyến đường khác đã làm trước đó buộc phải mở rộng. Trụ sở xã cũng xuống cấp, nhà văn hóa chưa đạt chuẩn, nhưng để hoàn thành cũng cần gần 1 tỷ đồng, xã chưa biết… “nhìn vào đâu”.

Sơn Ninh là xã đặc biệt khó khăn vì mấy năm gần đây không triển khai các chương trình, dự án nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng đều trông chờ vào sự đóng góp của con em xa quê và bà con nhân dân trên địa bàn. Nguồn lớn nhất là bán đấu giá đất. Tuy nhiên, qua 3 nhiệm kỳ, chỉ đấu giá được 1 lô vào năm 2017 với trị giá 120 triệu đồng.

Cũng giống như Sơn Ninh, đến thời điểm này, xã Sơn Hà mới chỉ hoàn thành 10/20 tiêu chí NTM. Sơn Hà vẫn còn “nợ” 3 km đường giao thông nông thôn. Đặc biệt là việc sáp nhập 10 thôn thành 5 thôn, các nhà văn hóa thôn cũ không còn đáp ứng yêu cầu nên phải xây dựng mới 5 nhà, nay mới chỉ hoàn thành 2, số còn lại phải xong trong năm 2017. Bên cạnh đó, sân vận động tại khu vực trung tâm chỉ rộng 4.000 m2, chưa bằng 1/3 theo quy định (13.000 m2), vì vậy, xã đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến đất, hoặc tìm những diện tích còn bỏ trống để đổi cho người dân.

Xã Sơn Hà hiện cần hơn 10 tỷ đồng để hoàn thành những tiêu chí còn lại. Với mức thu nhập bình quân trên địa bàn năm 2016 chỉ đạt 25 triệu đồng/người nên rất khó có thêm nguồn đóng góp. Hơn nữa, toàn xã có 5 mô hình kinh tế nhưng đều là những mô hình mới được hình thành hoặc đang thời kỳ phát triển nên chưa “ra hoa kết trái” để có thêm nguồn lực. Và, cũng như Sơn Ninh, nhiều năm lại nay, việc tổ chức đấu giá đất để có nguồn đầu tư xây dựng ở Sơn Hà hết sức khó khăn. 5 năm lại nay, chỉ duy nhất năm 2016, xã bán đấu giá được 1 lô đất trị giá 100 triệu đồng.

Thời hạn về đích NTM vào năm 2017 theo kế hoạch đối với 2 xã đang “ở trước mắt”. Ý thức được điều đó, cả 2 địa phương đều nỗ lực chạy đua với thời gian. Cùng với tập trung hoàn thiện các công trình dang dở, xã kêu gọi các “mạnh thường quân” là con em xa quê tiếp tục đóng góp xây dựng quê hương. Các địa phương mong các cấp, ngành liên quan đồng hành sớm có giải pháp hỗ trợ, đặc biệt là cấp ngân sách theo quy định để về đích NTM đúng kế hoạch.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.