11 tàu cá ở Hà Tĩnh được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định

(Baohatinh.vn) - Cho đến thời điểm này, 11/14 tàu cá của Hà Tĩnh đã tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định bắt buộc. Những tàu cá này đều có chiều dài từ 24m trở lên, khai thác đánh bắt hải sản tại vùng khơi.

11 tàu cá ở Hà Tĩnh được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định

Hà Tĩnh hiện có 11 tàu cá gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định

Luật Thủy sản 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2019) quy định, tất cả các tàu cá có chiều dài trên 24m trở lên phải gắn thiết bị giám sát hành trình để quản lý trong quá trình khai thác trên biển. Đây cũng là một trong những yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) nhằm gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm quản lý tàu khai thác trên biển; đảm bảo thông suốt về thông tin liên lạc để chủ động trong cứu nạn, cứu hộ; thông tin về ngư trường, thời tiết... Thiết bị sẽ được đồng bộ hóa, khi tàu thuyền ra khơi, hệ thống tự động báo về trạm bờ mỗi giờ đồng hồ một lần để quản lý, giám sát.

11 tàu cá ở Hà Tĩnh được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định

Các chủ tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 14 tàu có chiều dài từ 24m trở lên, trong đó 11 tàu vỏ thép, 3 tàu vỏ gỗ ở các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà và Kỳ Anh.

Đến thời điểm này, 11/14 tàu cá đã tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Trong đó, 9 tàu cá của xã Xuân Hội (Nghi Xuân); 1 tàu ở xã Thạch Kim (Lộc Hà) và 1 tàu ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh). Trong quá trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương đã tập trung tuyên truyền, đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho các chủ tàu.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.