(Baohatinh.vn) - Nước sông lên cao, vùng hạ du Vũ Quang (Hà Tĩnh) tiếp tục bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường giao thông bị ngập với chiều dài khoảng 29,2 km và 505 hộ dân bị cô lập.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Vũ Quang, mực nước sông Ngàn Sâu đo được tại trạm Hòa Duyệt lúc 14h chiều nay là 9,79m (trên báo động II là 0,79m) khiến các xã hạ huyện ngập sâu. (Trong ảnh: nước sông dâng cao tại khu vực hành chính xã Đức Lĩnh vào chiều nay).
Một số khu vực ở xã Đức Lĩnh nước lũ dâng cao hơn 1m, nhiều tuyến đường bị cô lập hoàn toàn như ở thôn Cừa Lĩnh, Mỹ Ngọc, Yên Du...
Tuyến đường quốc lộ 281, đoạn qua xã Đức Lĩnh bị chia cắt hoàn toàn. Hiện, chính quyền địa phương đã cắm biển cấm lưu thông qua khu vực này.
Nước sông Ngàn Sâu lên nhanh khiến khu vực thôn 3 - Bồng Giang (xã Đức Giang) ngập sâu gần 1m, có những nơi trên 1m.
Người dân thôn Cẩm Trang (xã Đức Giang) tập trung di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi nước lũ lên cao.
Người dân thôn 6, xã Quang Thọ dùng bạt căng dọc bờ sông Ngàn Sâu để chống mưa gây xói lở đất vườn, nhà cửa.
Theo lãnh đạo xã Quang Thọ, chiều nay, sạt lở tiếp tục xuất hiện tại một số hộ dân sống dọc bờ sông do nước lũ từ thượng nguồn đổ về lớn. (Trong ảnh: sạt lở vào sát nhà dân ở thôn 5).
Theo thống kê của UBND huyện Vũ Quang, mưa lớn những ngày qua đã khiến các xã vùng hạ du của địa phương ngập sâu. Hiện nay, nhiều tuyến đường giao thông tại các xã: Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Hương Minh, Đức Liên, thị trấn Vũ Quang... đã bị ngập, cô lập nhiều khu dân cư, với chiều dài ngập lụt dài khoảng 29,2 km và 505 hộ dân bị cô lập.
Toàn huyện có 56 hộ dân bị sạt lở đất vườn, gây thiệt hại đến diện tích cây ăn quả, công trình phụ; nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, lũ quét cũng đã xuất hiện tại xã Đức Hương, khiến 2 hộ bị ảnh hưởng, rất may không có thiệt hại về người.
Ông Trịnh Viết Thắng (SN 1978, quê Hà Nội) là người đã đưa cây húng quế về trồng tại xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Việc tích cực đưa sản phẩm bán hàng trên các nền tảng số không chỉ đem lại nhiều hiệu quả trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn tạo nên một cuộc cách mạng tư duy, giúp người nông dân Hà Tĩnh từng bước vươn ra “biển lớn".
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.