8X Hà Tĩnh mang “hương thơm quê hương” đến mọi miền Tổ quốc

(Baohatinh.vn) - Với mong muốn mang “hương thơm quê hương” đến với mọi miền Tổ quốc, anh Phạm Văn Vinh (xã Phúc Trạch, Hương Khê - Hà Tĩnh) đã chế tác nhiều sản phẩm độc đáo từ cây dó trầm. Những sản phẩm này hiện đã được bán ra nhiều thị trường lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội...

8X Hà Tĩnh mang “hương thơm quê hương” đến mọi miền Tổ quốc

Anh Phạm Văn Vinh (bên phải) giới thiệu sản phẩm từ trầm hương đến khách hàng.

Cha mất sớm, gia cảnh khốn khó nên tốt nghiệp THPT, Phạm Văn Vinh phải rời quê hương vào TP Hồ Chí Minh làm thuê. Sau thời gian bôn ba nơi đất khách quê người, anh Vinh quyết định trở về Phúc Trạch - nơi được mệnh danh là “lãnh địa trầm hương” tìm hướng phát triển các sản phẩm từ cây dó trầm.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, ban đầu anh chấp nhận đi làm thuê ở một số cơ sở chế tác trầm trong, ngoài tỉnh để học hỏi cách nhận biết chất lượng tinh dầu trên cây trầm cũng như cách chế tác trầm hương… Khi đã tích lũy được ít kiến thức, năm 2014, anh mạnh dạn mở xưởng sản xuất, thuê lao động về chế biến, kinh doanh sản phẩm trầm miếng.

Thế nhưng, do thiếu kinh nghiệm, các sản phẩm trầm miếng của anh không thể đứng vững trên thị trường. Thất bại không khuất phục được niềm đam mê của chàng trai trẻ, anh Vinh tiếp tục xách ba lô lên đường đi “tầm sư học đạo” ở các tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Phước, Khánh Hoà…

8X Hà Tĩnh mang “hương thơm quê hương” đến mọi miền Tổ quốc

Nhang vòng, nhang nụ đã được nhiều khách hàng gần xa tin dùng.

Khi hiểu rõ về trầm, nắm bắt nhu cầu của thị trường, anh Vinh đã mạnh dạn phát triển thêm các sản phẩm khác như: Hương thẻ, hương vòng, trầm cảnh, vòng đeo tay, vòng đeo cổ phong thủy… nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở ra hướng đi mới.

Anh Vinh cho biết: “Trầm hương được khai thác từ cây dó trầm là nguyên liệu quý, nếu biết tận dụng, mỗi chi tiết trên cây trầm đều có giá trị khai thác tuỳ theo mục đích. Trung bình mỗi cây dó 15 năm tuổi có thể cho ra 3 kg trầm. Ngoài ra, vỏ cây và lá cây còn được tái chế làm bột nhang hương, bột giác xông, thân cây được sử dụng để chế biến đồ thủ công mỹ nghệ. Riêng lá cây còn được phơi khô, xay nhuyễn để ướp trà trầm”.

8X Hà Tĩnh mang “hương thơm quê hương” đến mọi miền Tổ quốc

Những sản phẩm từ trầm hương hiện đã có mặt tại một số thị trường lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Sau khi thay đổi cách làm, những sản phẩm từ trầm hương của anh đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đón nhận. Sau thành công ban đầu, anh đầu tư mua sắm thêm máy móc, mở xưởng gia công để sản xuất ra những sản phẩm trang sức, mỹ nghệ từ trầm hương, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Trung bình mỗi tháng, xưởng của anh sản xuất trên 500 chiếc vòng trang sức nam, nữ và chuỗi hạt các loại với giá bán từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng/chiếc. Hầu hết các sản phẩm chuỗi hạt, vòng đeo hương trầm các loại của cơ sở anh đã được bán ra nhiều tỉnh, thành như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Ðà Nẵng, Cần Thơ… Trừ chi phí, mỗi tháng anh thu lãi khoảng 40 đến 50 triệu đồng.

8X Hà Tĩnh mang “hương thơm quê hương” đến mọi miền Tổ quốc

Cơ sở của anh Vinh tạo công việc thường xuyên cho nhiều lao động trên địa bàn với thu nhập ổn định.

“Ngày nay, trầm hương được sử dụng đa dạng, từ chất định hương cho mỹ phẩm, dược liệu, trang sức mỹ nghệ. Đặc biệt, là sản phẩm vòng trang sức từ trầm hương hiện được các bạn trẻ khắp nơi yêu thích” - anh Vinh chia sẻ.

Cũng theo anh Vinh, để lấy được phần trầm hương đặc trưng ẩn bên trong, người thợ phải tỉ mẫn trải qua nhiều công đoạn: đục, đẽo. Ngoài ra, để làm được các sản phẩm đẹp, không phải chỉ áp dụng theo công thức mà còn phải có cả kinh nghiệm, hiểu biết về trầm, biết gửi cả niềm đam mê, khéo léo thì sản phẩm mới có hồn, đẹp.

Hiện tại, anh Phạm Văn Vinh đang ấp ủ cho ra đời thêm một số sản phẩm mỹ nghệ từ trầm hương mang đặc trưng của đất và người Hà Tĩnh.

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống