"Bà đỡ" cho hộ nghèo vượt khó ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

2.jpg
Từ nguồn vay vốn ngân hàng, gia đình chị Trần Thị Thanh ở xã Xuân Thành thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi gia súc.

Trước đây, gia đình chị Trần Thị Thanh (SN 1981, ở thôn Thành Long, xã Xuân Thành) thuộc diện hộ cận nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Được sự hướng dẫn của tổ ủy thác vay vốn của Hội phụ nữ xã, năm 2016, gia đình chị mạnh dạn vay hơn 200 triệu đồng để đầu tư xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả tại vùng Đồng Lòn.

Sau nhiều năm tần tảo, "lấy ngắn nuôi dài", từ nguồn vốn vay trên, gia đình chị đã gây dựng được đàn bò 20 con cùng 20 con lợn nái, lợn rừng sinh sản và trồng hàng trăm cây mít thái, ổi đào, bưởi da xanh trên diện tích gần 3 ha. Với sự cần cù, chịu khó, đến nay, kinh tế gia đình chị khá giả, thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm.

“Gia đình chúng tôi có được cơ ngơi như ngày hôm nay là nhờ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Nghi Xuân. Có nghề làm ăn, bây giờ chúng tôi không những trả đầy đủ vốn vay cho ngân hàng mà còn vươn lên thoát nghèo bền vững” – chị Thanh chia sẻ.

1.jpg
Mô hình nuôi cá, thả vịt của chị Nguyễn Thị Kim Cần ở xã Xuân Hồng cho thu nhập khá.

Sau khi bàn bạc với chồng, năm 2017 chị Nguyễn Thị Kim Cần (SN 1984, thôn 1, xã Xuân Hồng) mạnh dạn nhận đấu thầu trên 2 ha đất ao hồ của địa phương xây dựng mô hình nuôi cá, thả vịt. Thông qua tổ vay vốn của Hội Nông dân xã Xuân Hồng, chị được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 125 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn trên, gia đình chị đầu tư nuôi 2.000 con vịt đẻ và hàng tấn cá giống các loại. Chị còn tận dụng diện tích đất bờ ao trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, thả chim bồ câu.

Theo chị Cần, trước khi vay vốn, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, thu nhập chỉ dựa vào vài sào ruộng, hằng ngày chồng đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Từ phát triển kinh tế trang trại, trừ chi phí, mỗi tháng cho thu nhập bình quân khoảng 25 - 30 triệu đồng. Không chỉ ổn định cuộc sống, từ kết quả đã có, chị dự định gom góp, vay thêm vốn để mở rộng phát triển sản xuất, tăng cao thu nhập.

3.jpg
Từ vốn vay Ngân hàng CSXH, nhiều hộ ở Nghi Xuân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững

Chương trình cho vay vốn tín dụng chính sách là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo tại các địa phương. Ngân hàng CSXH huyện Nghi Xuân hiện có 206 tổ vay vốn với tổng dư nợ ủy thác đến cuối tháng 6/2024 đạt gần 504 tỷ đồng (tăng hơn 17 tỷ đồng so với đầu năm), chiếm tỷ trọng 99,9%. Cùng với việc giám sát, đôn đốc của các tổ ủy thác, của chính quyền và nhân viên ngân hàng, nên tỷ lệ nợ xấu ở Ngân hàng CSXH huyện Nghi Xuân luôn ở mức thấp. Tổng nợ xấu tính đến thời điểm này chỉ chiếm 0,01% tổng dư nợ, không có nợ khoanh.

Với 16 chương trình tín dụng đang được thực hiện, đến nay, ngân hàng đã giải quyết cho 7.088 lượt hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn để phát triển chăn nuôi, giải quyết việc làm, học hành, làm nhà ở xã hội, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn...

4.jpg
Tổ vay vốn Ngân hàng CSXH huyện hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn.

Ông Đồng Việt Dũng - Giám đốc ngân hàng CSXH huyện Nghi Xuân cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng CSXH huyện Nghi Xuân thực sự là "bà đỡ" giúp hàng ngàn hộ trên địa bàn thoát khỏi ngưỡng nghèo, cận nghèo, có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần vào thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện Nghi Xuân phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền các xã, thị trấn tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên quan tâm đôn đốc thu hồi nợ đến hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn vay, đồng thời rà soát nhu cầu vốn ở cơ sở để kịp thời phân bổ nguồn vốn vay đúng đối tượng.

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.