"Bắt bệnh" thủy sản trái quy định, người nuôi trồng "ôm đủ"

(Baohatinh.vn) - Qua đợt kiểm tra vừa qua, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thú y vi phạm các quy định trong nuôi trồng thủy sản.

“Bắt bệnh” thủy sản trái quy định, người nuôi trồng “ôm đủ”

Vẫn còn tình trạng thả tôm giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch

Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh thành lập đoàn đi kiểm tra công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển giống, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y thủy sản tại một số địa phương.

Bà Đặng Thị Thu Hoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh cho biết: "Qua kiểm tra còn nhiều tồn tại, vi phạm ở các cơ sở kinh doanh thuốc thú y; kiểm tra, chẩn đoán bệnh thủy sản trái quy định tại Thạch Châu (Lộc Hà), Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên), Kỳ Châu (huyện Kỳ Anh), Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) và Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh).

“Bắt bệnh” thủy sản trái quy định, người nuôi trồng “ôm đủ”

Kinh doanh thuốc thú y, chẩn đoán bệnh thủy sản cần tuân thủ các quy định

Một số vùng nuôi trồng thủy sản còn sử dụng thuốc y tế như ở xã Thạch Châu (Lộc Hà), Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh), Kỳ Hà (TX Kỳ Anh). Ngoài ra, xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) chưa thực hiện nghiêm túc việc giám sát, báo cáo tình hình xuất, nhập giống vào địa bàn; giống thả nuôi không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch tại vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến; giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch chậm. Đặc biệt, một số vùng nuôi tôm ở xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh), Thạch Trị (Thạch Hà), Kỳ Hà (TX. Kỳ Anh) giấu dịch, xả thải nước và tôm chết chưa qua xử lý ra ngoài môi trường...

"Việc không tuân thủ các quy định làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản, sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, việc kinh doanh, chẩn đoán bệnh thủy sản trái quy định là rất nguy hiểm khi "bắt bệnh" không chính xác sẽ gây thiệt hại cho người nuôi trồng. Những vùng nuôi tôm thả giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, giấu dịch, xả thải nước và tôm chết ra môi trường... là một trong những nguyên nhân bùng phát dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường...." - bà Hoàn cho hay.

“Bắt bệnh” thủy sản trái quy định, người nuôi trồng “ôm đủ”

Cần tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời những cơ sở vi phạm

Ông Lê Đức Nhân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho rằng: Mặc dù ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển giống, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y thủy sản trên địa bàn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, nuôi trồng thủy sản... để phát hiện sai phạm, chấn chỉnh kịp thời.

Khắc phục những tồn tại, Sở NN&PTNT vừa ban hành văn bản số 2001/SNN-CNTY ngày 16/10/2018 gửi các huyện ven biển, TX Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển giống, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y thủy sản.

“Bắt bệnh” thủy sản trái quy định, người nuôi trồng “ôm đủ”

Quản lý tốt dịch bệnh để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững

Mặt khác, các địa phương chủ động giám sát, phát hiện, báo cáo, xử lý dịch bệnh kịp thời khi mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; quản lý cấp phát, sử dụng hóa chất đúng mục đích, hiệu quả; rà soát, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),