Bất khả thi thực hiện tiêu chí thu nhập ở Hương Điền?!

(Baohatinh.vn) - Theo kế hoạch, năm 2018 xã Hương Điền, Vũ Quang (Hà Tĩnh) sẽ về đích nông thôn mới. Tuy nhiên, mục tiêu này là khó có thể đạt được bởi việc hoàn thành tiêu chí thu nhập gần như là nhiệm vụ bất khả thi...

Trang trại 2,8 ha của anh Mai Thế Dũng (thôn Ngân Móc, xã Hương Điền) được xem là một trong những mô hình lớn, đi đầu trong xã nhưng cũng chỉ có 7 con bò, 7 con dê, dăm còn gà và khoảng 2 ha cam bù!.

bat kha thi thuc hien tieu chi thu nhap o huong dien

Dù được xem là một trong những mô hình lớn của xã nhưng trang trại anh Dũng cũng chỉ có mức thu nhập chưa đầy 80 triệu đồng/năm

Anh Dũng cho biết: “Do chỉ mới về nơi TĐC được 4 năm nên những lứa cam đầu tiên vừa cho quả bói, nguồn thu chủ yếu từ chăn nuôi và trồng cây ngắn ngày, thu nhập cả năm chưa đầy 80 triệu đồng. Nếu chia cho 4 khẩu trong gia đình thì bình quân chỉ mới đạt 20 triệu đồng/người/năm...”

Mô hình của anh Dũng đã phần nào phản ánh được thực trạng sản xuất của người dân Hương Điền hiện nay. Theo đó, toàn xã đang có 29 mô hình kinh tế các loại nhưng không có cái nào đạt ngưỡng thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Trong bối cảnh thương mại, dịch vụ gần như không phát triển nên cây cam và chăn nuôi được xác định là những mũi đột phá để ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, 102 ha cam trong toàn xã được trồng sớm nhất cũng chỉ mới cho quả bói, chỉ đủ ăn chứ chưa có bán.

Về chăn nuôi, từ lợn siêu nạc nuôi liên kết, đến nuôi thỏ, trâu bò... đều thất bại. Đến thời điểm này, đàn lợn chỉ duy trì để gối lứa được 170 con, đàn trâu bò 400 con, thỏ chỉ còn hai hộ nuôi...

bat kha thi thuc hien tieu chi thu nhap o huong dien

Nuôi thỏ liên kết đã từng là niềm hi vọng để nâng cao thu nhập cho người dân vùng tái định cư, nhưng đến nay đã thất bại hoàn toàn, hiện chỉ còn 2 hộ "nuôi cho vui".

Trao đổi với chúng tôi, một số người dân phản ánh thêm: Hiện nay, đời sống của bà con đang gặp nhiều khó khăn do chăn nuôi thất bại, cây ăn quả chưa cho thu nhập. Đặc biệt, toàn xã chỉ mới có 67 hộ có đất sản xuất cây hàng năm với tổng diện tích 15 ha, trong đó chỉ có 2 ha đất lúa. Không chỉ thiếu đất sản xuất mà số đất được giao cũng mới được cải tạo, cải tạo lại, thiếu nước tưới tiêu nên năng suất cây trồng không cao, người dân không tự túc được lương thực ...

Theo báo cáo của UBND xã Hương Điền thì vào cuối năm 2017, bình quân thu nhập đầu người của 155 hộ dân trên địa bàn chỉ mới đạt 14,2 triệu đồng; có 13% hộ nghèo và 10% hộ cận nghèo. Theo ước tính, thu nhập của người dân trên địa bàn trong năm 2018 sẽ tăng thêm 7,9 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm xuống dưới 5%. Nhưng dù có tăng đột biến thì mức thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ mới đạt 22,1 triệu đồng vào cuối năm nay, còn cách xa mức chuẩn thu nhập tối thiểu của một xã NTM...

bat kha thi thuc hien tieu chi thu nhap o huong dien

Trang trại của ông Nguyễn Minh Lưu (thôn Ngân Móc) cũng giống như nhiều trang trại, gia trại khác ở Hương Điền đều mới được đầu tư, chưa mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Ông Đặng Khánh Trình - Chủ tịch UBND xã Hương Điền cho biết: “Người dân Hương Điền chỉ trông chờ vào cây ăn quả và vườn đồi để tạo bước đột phá về thu nhập. Nhưng muốn có nguồn thu này thì phải 1-2 năm tới mới có nguồn thu lớn, ổn định. Còn trong năm nay thì rất khó để có thể Hương Điền hoàn thành được tiêu chí này".

"Trước mắt, chúng tôi sẽ tích cực chỉ đạo, đôn đốc, vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, ổn định sinh kế, nâng cao cao thu nhập, đặc biệt là chú trọng chăm sóc tốt diện tích cam đã trồng và duy trì chăn nuôi để tạo tiền đề cho việc nâng cao thu nhập trong những năm tiếp theo”- ông Trình cho biết thêm.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.