Bị đạo ôn "tấn công", Nghi Xuân mất trắng 100 ha lúa xuân!

(Baohatinh.vn) - Nhiều ngày nay, bà con nông dân các xã Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Phổ và Xuân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đang điêu đứng khi lúa chưa đến kỳ thu hoạch đã mất trắng vì đạo ôn cổ bông.

Theo thống kê ban đầu, toàn huyện Nghi Xuân có khoảng 100 ha bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm khá nghiêm trọng, gây cho cây lúa mất khả năng phục hồi. Tất cả số diện tích này đều đã trổ bông…

bi dao on tan cong nghi xuan mat trang 100 ha lua xuan

Chị Đặng Thị Hằng, thôn Song Giang, xã Xuân Đan xót xa với sào ruộng bị đạo ôn ăn trụi

Bà Trần Thị Cương, thôn Song Giang (xã Xuân Đan, Nghi Xuân) làm 5 sào ruộng thì cả 5 sào đều bị nhiễm đạo ôn cổ bông. Khoảng hơn 1 tuần nay, khi mới xuất hiện bệnh, bà đã tức tốc mua thuốc về phun phòng trừ, thế nhưng phun đến lần thứ hai bệnh vẫn không có dấu hiệu giảm xuống. Chỉ mấy ngày sau đó, toàn bộ diện tích của gia đình bị đạo ôn “ăn” cháy hết, không còn bông nào.

Bà Cương cho biết: “Xót lắm chị ạ, vào thời điểm đẻ nhánh lúa vẫn sinh trưởng rất tốt nhưng sau trổ khoảng 10 ngày là đạo ôn cổ bông làm cho lép lửng rồi héo dần. Tất cả 5 sào đều sử dụng giống Thiên ưu 8, nếu có vớt vát chắc cũng chắng được bao nhiêu hạt nữa. Hôm trước tôi phải bứt non số diện tích đang nhiễm ít về cho gà, vịt chứ để lại thì cuối vụ cũng chỉ còn rơm”.

bi dao on tan cong nghi xuan mat trang 100 ha lua xuan

Hàng chục ha bị nhiễm bệnh với tỷ lệ 70% diện tích

“Của đau, con xót”, chiều nào chị Đặng Thị Hằng, thôn Song Giang (xã Xuân Đan, Nghi Xuân) cũng lội đồng kiểm tra vết bệnh, cắt bỏ những khóm lúa đã bị bệnh mong cứu vãn chút tình hình, song cũng gần như vô vọng. “Năm ngoái, hai sào sản xuất lúa Thiên ưu 8 cho bội thu lắm, thế nên năm nay tôi lại tiếp tục làm. Thế nhưng, lúa trổ đến đâu thì đạo ôn khô đến đó. Bị trắng cả đồng, chắc chỉ chờ nắng lên nữa là bứt về cho trâu, bò ăn thôi chứ không thu hoạch được nữa rồi" - chị Hằng ngậm ngùi.

Chị Nguyễn Thị Đông, cán bộ nông nghiệp xã cho biết: “Hiện nay, xã đang rà soát lại số diện tích bị nhiễm bệnh. Thực tế, ở địa phương, bà con có tập quán gieo cấy sớm, mặc dù xã đã có thông báo không ngâm ủ giống khi chưa có lịch thời vụ của huyện, thế nhưng bà con vẫn tiến hành xuống giống trước lịch gần một tháng. Vì thế, đúng vào thời điểm lúa trổ bông thì gặp thời tiết ẩm độ cao, âm u kéo dài, cộng với sự chăm sóc không đảm bảo của bà con khiến cho bệnh càng lây lan và phá hại nặng”.

bi dao on tan cong nghi xuan mat trang 100 ha lua xuan

Chưa đến kỳ thu hoạch nhưng nhiều diện tích lúa ở Xuân Trường đã phải gắt tận gốc để tránh lây lan mầm bệnh

Theo số liệu từ cơ quan chuyên môn, hiện tại, toàn huyện Nghi Xuân có khoảng 100 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, tập trung tại chủ yếu tại 3 xã: Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Phổ và Xuân Hải. Mức độ gây hại khá nghiêm trọng, trong số 100 ha thì có 45 ha là bị nặng, khả năng mất trắng.

Theo các nhà chuyên môn, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do nông dân không tuân thủ thời vụ sản xuất, giống ngắn ngày lại áp dụng thời vụ của giống dài ngày. Chưa bàn đến chuyện giống Thiên ưu 8 có “mẫn cảm” với bệnh hay không, nhưng rõ ràng đây là loại giống thuộc trà xuân muộn (xuống cấy từ mùng 3- 8/1), ít nhất đến đầu tháng 5 thì mới đền kỳ trổ bông theo lịch thời vụ. Trong khi đó, tại các xã trên của Nghi Xuân, trà lúa này đã bắt đầu trổ bông từ hơn 10 ngày trước, có nghĩa trước thời vụ khoảng 20- 30 ngày.

bi dao on tan cong nghi xuan mat trang 100 ha lua xuan

Xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động điều tiết nguồn nước và phun phòng trừ đúng quy trình nên ruộng nhà ông Trần Văn Nhị (thôn Hợp Phúc, xã Xuân Trường) không bị ảnh hưởng

Ông Trần Văn Nhị (thôn Hợp Phúc, xã Xuân Trường), một nông dân có kinh nghiệm canh tác, cho biết: “Vào tháng 2 âm lịch, ở đây hay bị nồm ẩm, sương mù, nếu làm sớm quá thì chắc chắn lúa trổ vào thời điểm thời tiết bất lợi. Năm nay, tôi làm đến 6 sào Thiên ưu 8, nhờ xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động điều tiết nguồn nước và phun phòng trừ đúng quy trình hướng dẫn mà ruộng nhà tôi không bị đạo ôn cổ bông hoành hành”.

Mấy năm nay, Nghi Xuân đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ bằng bộ giống ngắn ngày, trong đó có giống Thiên ưu 8. Điều đáng bàn trong công tác chỉ đạo sản xuất là không quyết liệt, nhất là về tuân thủ thời vụ, quy trình kỹ thuật nên đã để lại hậu quả không đáng có.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.