(Baohatinh.vn) - Chiều 10/9, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra một số vùng sản xuất thuộc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo Sở NN&PTNT.
Tham quan thực địa vùng sản xuất giống của Công ty tại xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) và vùng nhân giống tại xã Tùng Lộc (Can Lộc), Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và đoàn đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của DN trong việc luôn linh hoạt đổi mới công nghệ, đầu tư kỹ thuật về công tác giống, vừa đảm bảo phục tráng, duy trì các giống lúa theo cơ cấu của tỉnh, vừa khảo nghiệm, tìm tòi nhiều loại giống mới có nhiều tính năng ưu việt.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và đoàn đến kiểm tra vùng sản xuất giống tại xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) của Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh trong sản xuất, giống đóng vai trò then chốt nhất, quyết định sự thành bại của sản xuất. Do vậy, việc sản xuất giống phải được đầu tư bài bản, tuân thủ quy trình khắt khe để tạo ra nguồn giống tốt nhất phục vụ bà con nhân dân.
Bí thư Tỉnh ủy lưu ý Công ty cần chú trọng xây dựng một loại giống mang tính nền tảng, từ đó xây dựng chiến lược bản quyền, tạo dựng vị trí chủ lực của mình trong lĩnh vực SXKD giống cây trồng.
Những năm gần đây, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh là một trong những đơn vị chủ lực của tỉnh trong lĩnh vực giống cây trồng, nhất là giống lúa.
Công ty luôn coi công tác tổ chức sản xuất lúa gốc là yếu tố tiên quyết, từ đó tiến hành lọc dòng, phục tráng và duy trì nhiều loại giống lúa thuần đang bố trí trong cơ cấu sản xuất của tỉnh; nhờ vậy, giúp bà con nông dân chủ động trong sản xuất, tuân thủ cơ cấu của tỉnh.
Hiện tại, bên cạnh duy trì các giống như Nếp 98, KD 18, HT1, OM 4218… , công ty đang khảo nghiệm nhiều giống lúa mới có triển vọng như: N24, N25, PQ5, NPT3, dòng 277… Cùng đó, DN liên kết với người dân sản xuất nhân giống theo đúng quy trình tiêu chuẩn của QCVN01- 54:2011/BNNPTNT.
Theo dự kiến, lượng giống công ty thu được trong vụ hè thu 2016 là 300 - 400 tấn giống các loại. Đặc biệt, nổi bật lên ở vụ hè thu 2016 là mô hình sản xuất nhân giống Việt Hương Chiếm tại xã Tùng Lộc (Can Lộc); sau hai vụ sản xuất giống thể hiện nhiều tính năng vượt trội: thời gian sinh trưởng ngắn (90- 95 ngày), thích hợp với nhiều chân ruộng, chống chịu tốt và năng suất cao (trên 6 tấn/ha).
Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, theo hướng liên kết vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng vững mạnh, hoàn thiện bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tùy tiện sử dụng giống ngoài cơ cấu, một số bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vô tình tạo "mồi lửa" cho bệnh đạo ôn lá phát sinh trên nhiều diện tích lúa xuân tại địa bàn.
Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đặt mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí nhằm nâng cao đời sống Nhân dân.
Chuyển đổi số trong xây dựng NTM đang được Hà Tĩnh từng bước triển khai, với mục tiêu hướng đến là xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.
Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Từng được biết là vùng đất “rừng thiêng nước độc”, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nay đang đổi thay nhờ phát triển kinh tế vườn đồi.
CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Hà Tĩnh đang góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và lan tỏa cách làm giàu đến hội viên nông dân.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Từ trăn trở nâng cao giá trị của lươn không bùn, ông Nguyễn Minh Hà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm lươn sấy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Nhiều sâu bệnh gây hại vụ xuân khiến nông dân Hà Tĩnh tăng dùng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến lạm dụng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng và sức khỏe con người.
Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn vốn kịp thời; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định.
Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Lớp tập huấn được tổ chức ở các địa phương thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ cán bộ, người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn.
Người nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút “khởi động” cho mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, trong đó vụ xuân hè sắp tới đóng vai trò chính.
Sau nhiều năm kinh doanh các sản phẩm từ nhung hươu, chị Phạm Thị Trầm (SN 1984, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư sản xuất cao xương hươu chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng đón nhận.
Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu với 5 nhóm nội dung.
Chuột liên tục cắn phá nhiều diện tích lúa xuân giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng tại Hà Tĩnh. Để ứng phó, nông dân phải xoay đủ cách như bỏ thuốc, đặt bẫy, đào hang,…
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 và đang có nguy cơ lây lan. Cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.