Bưởi Phúc Trạch: Sản lượng tăng, giá rớt thảm!

(Baohatinh.vn) - Vài năm trở lại đây, do nắm vững các quy trình kỹ thuật thụ phấn bổ sung nên tỷ lệ đậu quả của bưởi Phúc Trạch tăng cao, người trồng bưởi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) năm nào cũng phấn khởi. Tuy nhiên, bưởi đạt sản lượng khá cao, nhưng rớt giá khá mạnh, chỉ bằng khoảng 50% so với năm ngoái.

buoi phuc trach san luong tang gia rot tham

Vườn bưởi gia đình anh Hào dù có chất lượng cao, số lượng nhiều hơn nhưng thu nhập vẫn kém xa năm 2015.

Ông Lê Tiến Đài - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết: Toàn huyện hiện có 1.800 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó, khoảng 1.200 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 10.000 tấn, doanh thu lên đến hàng trăm tỉ đồng. Các xã có số lượng bưởi lớn là Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên…

Theo anh Phạm Quang Chiến (thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch), nhờ biết cách thụ phấn bổ sung, tỷ lệ đậu quả rất cao, nhiều cây đậu hơn 100 quả, nhưng ngược lại, quả bưởi có trọng lượng nhỏ hẳn, cộng với việc bưởi xuống giá, nên vườn bưởi cho thu nhập thấp hơn hẳn so với các năm trước. Đây cũng là tình trạng chung của cả thôn Phú Lễ. Vườn bưởi gần 1.000 quả của gia đình anh Chiến chỉ được trả giá chưa đến 20 triệu đồng.

Anh Phạm Hào (xóm Kim Sơn, xã Hương Trạch) chia sẻ, thời tiết năm nay không thuận lợi, bưởi ra hoa rất muộn, lại gặp nắng hạn kéo dài, nhưng nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vẫn được mùa. Vườn bưởi của gia đình anh Hào chỉ khoảng 5 sào với 120 cây (50 cây cho quả), đạt gần 5.000 quả, thu nhập hơn 150 triệu đồng. Anh Hào chia sẻ thêm, so với năm ngoái, bưởi rớt giá rất mạnh, bán trên cây chỉ khoảng 30.000 đồng/quả, trong khi năm ngoái đạt 50.000 đồng/quả. Người trồng bưởi thu nhập thấp hơn nhiều so với năm trước.

buoi phuc trach san luong tang gia rot tham

Giá bưởi tại các quầy hàng bình dân rẻ đã đành...

Theo ghi nhận của chúng tôi, thời điểm này, thương lái đang đổ dồn về Hương Khê để thu mua bưởi. Nếu bán ngang tại vườn, giá bưởi năm nay khoảng 20-30 nghìn đồng/quả (năm 2015 đạt 40 - 50 nghìn đồng/quả), trong đó, bưởi loại 1 giá dao động từ 60 - 80 nghìn đồng/quả. Một thương lái cho biết, do bưởi khá nhiều nên dễ mua, nhưng vì các đơn vị đầu mối mua với giá thấp nên phải mua của người dân với giá thấp. Hơn nữa, bưởi xuống giá còn bởi quả nhỏ hơn nhiều so với mọi năm, sau khi phân loại, số lượng bưởi nhỏ, giá dưới 10 nghìn đồng/quả khá nhiều.

Lý giải về tình trạng rớt giá, ông Lê Tiến Đài cho hay: Do thời tiết, bưởi năm nay ra hoa muộn, quả nhỏ, lại chín tập trung, nhiều người dân muốn bán để tránh mưa bão nên số lượng bán ra lớn, ồ ạt, dễ bị ép giá. Dù bưởi Phúc Trạch đã có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nhưng thị trường chưa nhiều. Hiện mới chỉ có 1 doanh nghiệp (Tân Thanh Phong, xã Phúc Trạch) thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ với người dân, tuy nhiên, với sản lượng hơn 10.000 tấn mỗi năm thì doanh nghiệp chỉ mới đảm bảo tiêu thụ được một phần nhỏ, còn lại, chủ yếu vẫn dựa vào tư thương. Huyện Hương Khê vẫn đang phân công các ngành, phòng, ban kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị bưởi Phúc Trạch.

buoi phuc trach san luong tang gia rot tham

... nhưng ngay cả cửa hàng cao cấp hơn thì giá cũng khá "mềm"

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người dân hiện tại không có mong muốn ký kết tiêu thụ với doanh nghiệp mà chủ động bán ra. Mặt khác, vì giá cả của doanh nghiệp được cấp thương hiệu và tư thương không có sự chênh lệch nên nhiều người dân không mấy mặn mà.

Phần lớn bưởi Phúc Trạch được bán qua “chợ bưởi” tự phát tại thị trấn Hương Khê (trên quốc lộ 15A đoạn đi qua ga Hương Phố). “Chợ bưởi” tập trung khoảng 3h đến 6h sáng. Tại đây, các đầu mối thu mua lại của thương lái, rồi phân phối đến các thị trường quen thuộc như Hà Nội, Vinh, TP Hà Tĩnh, Quảng Bình…

Ngoài ra, nhiều hộ dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi, người ở các địa phương khác nhưng có người quen tại Hương Khê… đã tự quảng bá thương hiệu, tìm thị trường qua các trang mạng xã hội, diễn đàn, trang rao vặt… sau đó, “ship” bưởi cho khách hàng ở nhiều nơi trong nước. Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đã góp phần không nhỏ gây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường bưởi Phúc Trạch trên cả nước.

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.