Cam được giá, các nhà vườn ở Vũ Quang vẫn bán dè dặt

(Baohatinh.vn) - Theo chia sẻ của các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), giá cam vào những ngày cận tết có thể ở mức khoảng 45 - 50 nghìn đồng/kg.

Từ giữa tháng 10 dương lịch, các nhà vườn ở huyện miền núi Vũ Quang đã bước vào vụ thu hoạch cam. Tuy nhiên, đầu vụ giá chỉ đạt ở mức 30 nghìn đồng/kg nên bà con nơi đây không xuất bán một lượt mà để lại khoảng 20% sản lượng phục vụ dịp tết do nhu cầu tiêu thụ tăng cao.

bqbht_br_img-5459-copy.jpg
bqbht_br_img-5460-copy.jpg
Vườn cam của anh Nguyễn Tiến Hoàng ở thôn Thanh Bình (xã Đức Lĩnh).

Ngắm nhìn những gốc cam chanh trĩu quả, mọng vàng, anh Nguyễn Tiến Hoàng ở thôn Thanh Bình (xã Đức Lĩnh) phấn khởi cho biết: “Một năm cần mẫn “ăn ngủ” cùng cam chỉ trông chờ đến vụ thu hái. Năm nay, nhờ chăm sóc tốt nên gần 2 ha cam chanh của gia đình đạt khoảng 13 tấn quả. Từ đầu vụ đến nay, chúng tôi đã bán được khoảng 8 tấn. Dù thời điểm này, giá cam đã tăng lên 35 - 40 nghìn/kg nhưng gia đình vẫn chưa vội bán số còn lại mà chờ vào dịp sát tết”.

Cũng theo anh Hoàng, kinh nghiệm các năm cho thấy, vụ cam tết mang lại nguồn thu rất lớn cho nhà vườn. Như năm ngoái, vào khoảng 20 tết, thương lái vào “chốt đơn” liên tục, với mức giá 45 - 50 nghìn đồng/kg. Để có những quả cam căng tròn, chín vàng đều thì khâu chăm sóc giai đoạn này rất quan trọng. Do đó, gia đình thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh gây hại.

bqbht_br_img-5462-copy.jpg
bqbht_br_img-5463-copy.jpg
Dịp tết năm nay, gia đình anh Tôn An (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) dự kiến xuất bán khoảng hơn 5 tấn cam.

Còn với anh Tôn An (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh), việc xuất bán cam luôn được gia đình cân nhắc cẩn thận. Thay vì ồ ạt bán từ đầu vụ, anh chỉ bán tỉa số ít để cân đối số quả trên cây. Đặc biệt, để có những quả cam chất lượng cung ứng thị trường cuối năm, gia đình anh đã bọc quả để không bị sâu bệnh gây hại.

“So với năm ngoái, năng suất cam năm nay có thấp hơn. Gia đình tôi hiện trồng 1 ha cam chanh, vụ này đạt khoảng 6 tấn, thấp hơn vụ trước khoảng 3 tấn. Dù vậy, giá cao nên gia đình không băn khoăn quá nhiều. Từ đầu mùa đến nay, chúng tôi mới chỉ bán 5 tạ, hiện tại, thương lái đang vào hỏi mua liên tục nhưng gia đình đang để dành bán tết. Từ nay đến cuối năm chỉ mong thời tiết ủng hộ, nhu cầu thị trường tăng cao để người trồng cam có thể bán đắt giá" - anh An hy vọng.

bqbht_br_img-6233-4-copy.jpg
bqbht_br_img-6233-2-copy.jpg
Những gốc cam trĩu quả ở xã Quang Thọ.

Không chỉ ở xã Đức Lĩnh, tại xã Quang Thọ, các nhà vườn cũng đang “chờ tết” để xuất bán cam. Theo bà con nơi đây, dịp tết giá thường tăng cao, khoảng 45 - 50 nghìn đồng/kg nên bà con đang “găm hàng” chờ tết.

Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch UBND xã Quang Thọ cho biết: “Mùa cam năm nay, người dân trên địa bàn xã ước thu hơn 1.100 tấn quả/200 ha cam đang cho thu hoạch. Từ đầu vụ đến thời điểm hiện tại, bà con đã xuất bán được trên 900 tấn, số còn lại đang chờ sát tết mới bán. Nhằm giúp bà con đảm bảo nguồn thu, địa phương đang tập trung chỉ đạo bà con bám sát diễn biến thời tiết để có phương án thu hoạch phù hợp, cùng đó tích cực quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm được các thị trường tiềm năng”.

bqbht_br_2eea60d9-0165-4bfa-9a1f-0713e840841b-copy.jpg
Cam bù ở xã Thọ Điền cũng đã bước vào mùa thu hoạch.

Không chỉ cam chanh, thời điểm này, một số diện tích cam bù ở xã Thọ Điền cũng đã bước vào mùa thu hoạch. Theo chia sẻ của người trồng cam Vũ Quang, những ngày này, giá cam bù đã tăng từ 25 nghìn đồng/kg lên 35 nghìn đồng/kg, còn cam chanh đang được bán tại vườn với giá từ 35 - 40 nghìn đồng/kg (cao hơn đầu vụ 5 - 10 nghìn đồng/kg) và đang có xu hướng cao hơn trong những ngày sát tết. Tuy nhiên, do hiện nay, sản lượng cam ở các vườn đồi không còn nhiều nên các chủ vườn đang chờ tết mới bán.

Dịp tết năm nay, toàn huyện có khoảng hơn 3.000 tấn cam cung ứng thị trường, chủ yếu là cam chanh và một ít cam bù. Những năm gần đây, nhờ chú trọng áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nên thương hiệu cam của địa phương ngày càng được nâng lên, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giúp bà con đảm bảo kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ông Võ Quốc Hội

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.