(Baohatinh.vn) - Với phương châm “Nước lũ rút đến đâu, cấp điện trở lại đến đó”, đến thời điểm này, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã cấp điện trở lại cho 100% khách hàng bị ảnh hưởng mưa lũ.
Công nhân Điện lực Thạch Hà đóng điện trở lại cho xã Tân Lâm Hương.
Trước đó, do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa kết hợp với rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới, từ ngày 18 đến 20/10, trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra mưa lớn kéo dài kết hợp với việc xả tràn của một số hồ chứa nước đã gây ngập úng diện rộng tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh, Hương Khê, TP Hà Tĩnh.
Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và an toàn điện trong Nhân dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chủ động loại thải một số tuyến đường dây và trạm biến áp không đảm bảo an toàn vận hành. Thời điểm công ty cắt điện nhiều nhất là ngày 20/10 với 196.700 khách hàng, chiếm 42,8% khách hàng toàn công ty.
Ngành điện Hà Tĩnh hỗ trợ kiểm tra hệ thống điện trong nhà cho khách hàng
Ông Bùi Quang Nhiệm – Trưởng phòng An toàn, Công ty Điện lực Hà Tĩnh thông tin: “Công ty Điện lực đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện kiểm tra, rà soát từng hệ thống đường dây và trạm biến áp bị ngập trong nước. Từ đó, tiến hành xử lý, khắc phục các tồn tại trên lưới trước khi đóng điện đưa vào vận hành, khôi phục cấp điện lại cho khách hàng. Ngày 24/10, chúng tôi đã khắc phục xong 6 trạm biến áp hạ thế với 948 khách hàng thuộc 2 xã Cẩm Thành, Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) bị mất điện. Đến nay, công ty đã cấp điện trở lại cho 100% khách hàng bị ảnh hưởng mưa lũ".
Cũng theo ông Nhiệm, thời điểm này, tất cả điện lực đang tăng cường tuyên truyền các biện pháp sử dụng điện an toàn sau mưa lũ qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội và trực tiếp đến nhà dân để hỗ trợ.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh khuyến cáo khách hàng nếu phát hiện vấn đề bất thường về điện hãy thông báo ngay cho ngành điện qua hotline 19006769 để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Quý I là “giai đoạn vàng” với những thuận lợi về thời tiết, thủy văn để các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh có các giải pháp vận hành phát điện an toàn, ổn định và liên tục.
Sau quá trình ngừng phát điện phục vụ bảo dưỡng theo định kỳ, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) hiện đang tập trung vận hành thương mại, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, không khí ra quân sản xuất tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi, phấn khởi. Các doanh nghiệp đều thể hiện quyết tâm, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm.
Khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025, Công ty TNHH Vận hành và Kinh doanh Việt Nam (Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh) đặt ra nhiều mục tiêu, chiến lược, hướng tới sự phát triển bền vững.
Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam đang tập trung tối đa nhân lực, máy móc thi công tổng kho xăng dầu tại Khu kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhằm đưa vào hoạt động cuối năm 2025.
Sau những ngày nghỉ Tết, công trường cao tốc Bắc - Nam cùng các dự án trọng điểm lại nhộn nhịp tiếng máy. 2025 là năm hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình quan trọng nên nhà thầu quyết tâm tạo khí thế thi đua ngay từ đầu xuân mới.
Sáng mùng 4 Tết, cảng Vũng Áng đã đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng bốc xếp hàng hóa, mang theo hy vọng về sự khởi đầu thuận lợi của hoạt động vận tải biển Hà Tĩnh.
Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Sau 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh với tổng chiều dài 102,38km đã hình thành khá rõ nét; đảm bảo đưa vào khai thác dịp 30/4/2025 theo kế hoạch.
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, Hải quan Hà Tĩnh đã bố trí cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hải quan 24/7 để nhanh chóng thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp qua các cửa khẩu.
Kiểm tra lưới, tuyên truyền phòng chống tai nạn điện, xử lý vi phạm hành lang… là các giải pháp Xí nghiệp Lưới điện cao thế Hà Tĩnh triển khai nhằm đảm bảo an toàn điện dịp Tết.
Nút giao kết nối từ huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và một số địa phương lân cận để ra vào cao tốc Bắc - Nam được hình thành rõ nét sau 2 năm thi công.
Những ngày giáp Tết, trên đại công trường cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh, các nhà thầu vẫn tập trung nhân lực, máy móc triển khai việc thảm bê tông nhựa mặt đường.
Không chỉ thu ngân sách nội địa cao nhất từ trước đến nay, năm 2024, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh còn lập kỷ lục về thu thuế, phí nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt...
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, kết nối thuận lợi tới các tỉnh, thành phố trên cả nước với phương châm “giao thông đi trước mở đường” góp phần giúp Hà Tĩnh ngày càng phát triển.
Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh) đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi tự động, được lập trình qua hệ thống máy tính với chi phí chuyển giao công nghệ hơn 400 tỷ đồng.
Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Gia Lách (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác tối đa việc sử dụng các quỹ đất phát triển công nghiệp.
Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) đề xuất Sở GTVT Hà Tĩnh cho thông xe cầu vượt trên quốc lộ 15B để phục vụ thi công tuyến chính cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi.
Khắc phục khó khăn về địa hình, trong năm 2024, Nhà máy Thủy điện Ngàn Trươi (Vũ Quang, Hà Tĩnh) không để xảy ra sự cố về đường dây 110 kV đấu nối từ nhà máy vào lưới điện quốc gia, qua đó, giúp đơn vị vận hành ổn định, an toàn.
Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với sự tập trung cao cùng tinh thần quyết liệt, Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các công trình trọng điểm trên địa bàn thi công đảm bảo tiến độ.
Sau khi hoàn thành, người dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có thể ra vào cao tốc - Bắc - Nam qua nút giao Km568+126 cao tốc với quốc lộ 12C. Hiện, nút giao đã thực hiện đạt 85% khối lượng.