Cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nhung hươu Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00072 cho sản phẩm nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nhung hươu Hương Sơn

Đàn hươu sao nuôi theo phương thức bán hoang giã ở Hương Sơn (Ảnh Đậu Bình)

Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhung hươu Hương Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ ban hành ngày 28/2/2019. Chỉ dẫn này được bảo hộ vô thời hạn trên toàn quốc kể từ ngày ban hành quyết định.

Theo quyết định này, sản phẩm nhung hươu được cấp giấy chứng nhận gồm: Nhung hươu tươi, nhung hươu đông lạnh (có màu hồng phấn, trọng lượng mỗi cặp từ 400g trở lên) và nhung hươu khô (có màu nâu nhạt hoặc vàng cánh gián, trọng lượng bằng 1/3 so với nhung tươi).

Để có được giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhung hươu, từ hơn một năm trước, tháng 12/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định phê duyệt dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý ‘Hương Sơn’ cho sản phẩm nhung hươu của huyện Hương Sơn”.

Hươu Hương Sơn được nuôi dưỡng ở phần lớn các xã, thị trấn của huyện Hương Sơn. Với đặc trưng khí hậu và thổ nhưỡng ở khu vực địa lý đã giúp cho hệ thực vật, cỏ cây luôn tươi tốt quanh năm, đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào, bổ dưỡng và an toàn cho đàn hươu.

Nguồn thức ăn cho hươu ở khu vực địa lý rất phong phú, chủ yếu là các loại cây có sẵn trong tự nhiên, đặc biệt là những loại cây có nhựa, có hàm lượng protein khá cao, hàm lượng chất xơ cao giúp cho nhung hươu Hương Sơn có thành phần dinh dưỡng và axid amin cao hơn hẳn nhung hươu ở các vùng khác.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),