Chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn mẫn cảm của lúa xuân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, lúa xuân ở Hà Tĩnh đã bắt đầu đẻ nhánh rộ. Cùng với sự định hướng, hỗ trợ kỹ thuật của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương, bà con nông dân cũng thường xuyên bám đồng, tỉa dặm, chăm sóc và phòng trừ một số loại sâu bệnh gây hại cây trồng.

Chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn mẫn cảm của lúa xuân Hà Tĩnh

Lúa xuân Hà Tĩnh bước vào giai đoạn tỉa dặm.

Trước đợt không khí lạnh gây mưa nhỏ đến mưa vừa 2 ngày nay thì thời tiết ở Hà Tĩnh khá ấm áp. Nhờ đó, gần 7 sào lúa gieo của gia đình anh Mạnh Tứ (thôn Bình Quang, Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) đã kịp đẻ nhánh khỏe, phát triển tốt. Sau khi lấy nước đủ vào ruộng, anh Tứ đã tranh thủ vệ sinh lại bờ ruộng và tiến hành tỉa dặm để lúa phát triển đồng đều.

“Cánh đồng chuyển đổi rộng gần 5ha được làm lại hệ thống kênh mương nên việc lấy nước, làm cỏ bờ cũng dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian. Nhờ gieo cấy tập trung, đúng lịch thời vụ, 3 sào lúa của tôi ở vùng này sinh trưởng đồng đều; việc tiến hành chăm sóc, tỉa dặm thuận lợi”, anh Tứ chia sẻ.

Chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn mẫn cảm của lúa xuân Hà Tĩnh

Anh Mạnh Tứ (thôn Bình Quang, Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) tập trung tỉa dặm cho 3 sào lúa ở cánh đồng tập trung.

Xã Tân Lâm Hương là một trong những địa phương có diện tích lúa vụ xuân lớn nhất huyện Thạch Hà. Năm nay, toàn xã gieo cấy hơn 950 ha, lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt. Thời điểm này, xã thường xuyên cử cán bộ theo dõi tình hình phát sinh sâu bệnh để đốc thúc bà con kịp thời xử lý.

Bà Phạm Thị Chuẩn - thôn Đông Vĩnh (xã Tân Lâm Hương) cho biết: “Tranh thủ thời tiết sau mưa, trời quang, tôi nhanh chóng huy động nhân lực xuống đồng tỉa dặm để chuẩn bị bón thúc đợt đầu”.

Chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn mẫn cảm của lúa xuân Hà Tĩnh

Lúa đã mướt xanh trên cánh đồng tập trung của thôn Đông Vĩnh, xã Tân Lâm Hương.

Tại huyện Can Lộc, nhờ chủ động sản xuất, các vùng trồng ở Thiên Lộc, Vượng Lộc, Kim Song Trường, Sơn Lộc, Xuân Lộc… lúa đã mướt xanh, tạo thuận lợi cho nông dân tỉa dặm, chăm sóc. Các loại giống được sử dụng chủ yếu là: Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, N98, N87…

Theo ông Phan Cao Kỳ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc, thời tiết từ sau tết Nguyên đán đến nay tương đối thuận lợi. Đây là điều kiện để cây “bén” nhanh và bước vào kỳ đẻ nhánh rộ. Huyện đảm bảo điều tiết nước hợp lý, chủ động các vùng tưới qua hệ thống kênh mương thủy lợi kiên cố và thông suốt để cây lúa sinh trưởng ổn định trong giai đoạn này; đồng thời, thường xuyên bố trí cán bộ chuyên môn theo dõi sâu bệnh, khuyến cáo xử lý kịp thời cho bà con nông dân.

Chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn mẫn cảm của lúa xuân Hà Tĩnh

Một số nông dân tranh thủ cấy lại diện tích bị hư hỏng do ốc bươu vàng tấn công.

Thời điểm này, đồng ruộng các xã miền núi của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang... rộn ràng hơn hẳn. Bà con nông dân tập trung xuống đồng đắp bờ giữ nước, kiểm tra sâu bệnh, làm cỏ, tỉa dặm…

Ông Nguyễn Văn Hoàn (thôn Kim Bằng, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn) cho biết: “Năm nay, gia đình làm gần 6 sào ruộng và đều gieo thẳng. Thời điểm này, chúng tôi tập trung cao cho công tác tỉa dặm, cấy bù những diện tích lúa bị chết do mưa rét và ốc bươu vàng, chuột tấn công. Chờ thời tiết nắng lên, chúng tôi sẽ tiến hành bón thúc lúa đẻ nhánh. Tranh thủ thời tiết có mưa, chúng tôi cũng chủ động đắp bờ để giữ nước, hạn chế cỏ phát triển, đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất”.

Chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn mẫn cảm của lúa xuân Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Hoàn (thôn Kim Bằng, Sơn Bằng, Hương Sơn) tỉa dặm cho lúa. Ảnh: Anh Thùy.

Cùng với việc tỉa dặm, chuẩn bị bón thúc, việc thăm đồng, giai đoạn này cũng là rất cần thiết để kịp thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Tại cánh đồng của xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh), nhiều hộ dân đã hoàn thành việc phun phòng rệp và ruồi đục nõn. Theo bà con, mùa này rất dễ xuất hiện bệnh đạo ôn, rệp, ốc bươu vàng gây hại cho lúa nên nông dân càng cần bám đồng; đối với ốc bươu vàng thì bắt, tiêu hủy, còn các loại sâu bệnh khác thì phun phòng khi tỷ lệ gây hại còn thấp.

Chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh ở giai đoạn mẫn cảm của lúa xuân Hà Tĩnh

Nông dân thành phố Hà Tĩnh phun trừ một số loại sâu bệnh phổ biến trong đợt này như: rệp, ruồi đục nõn, bọ trĩ...

Giai đoạn lập xuân - vũ thủy (4 - 18/2), thời tiết duy trì hình thái âm u, ẩm độ cao, ánh sáng yếu, nhiệt độ trung bình 17 - 22 độ C, thuận lợi cho bào tử nấm bệnh đạo ôn phát sinh, phát tán và xâm nhiễm. Trong khi đó, cây lúa đang kỳ phát triển mạnh về thân lá, hàm lượng đạm trong cây cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh, nhất là bệnh đạo ôn gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, một số diện tích có thể bị cháy lụi cục bộ.

Đây là giai đoạn mẫn cảm nhất của lúa, dễ bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, nhất là bệnh đạo ôn gây hại trên lá. Các địa phương cần chỉ đạo bà con nông dân xuống đồng tỉa dặm, bón thúc lúa giai đoạn 1 với liều lượng hợp lý. Cùng đó, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện; khoanh vùng và xử lý dứt điểm những diện tích nhiễm bệnh để hạn chế nguồn lây. Đặc biệt lưu ý những diện tích gieo cấy các giống mẫn cảm với đạo ôn như: P6, ADI168, Thái Xuyên 111, XT28, Xi23, VNR20... và tại các vùng bệnh thường phát sinh gây hại.

Cùng với bệnh đạo ôn, các địa phương cần quan tâm các đối tượng như: ruồi đục nõn, bọ trĩ, chuột… để tiến hành phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Ông Nguyễn Tống Phong
Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.