Chè tăng giá, nông dân phấn khởi chờ bán Tết

(Baohatinh.vn) - “Thời điểm này, chè rất dễ bán, giá lại cao. Cách đây tầm tháng rưỡi, 1 kg chè bán ra chỉ 5 ngàn đồng thì nay đã tăng lên 10 - 15 ngàn đồng, dự kiến càng gần tết, giá còn tăng. 1 sào chè ước tính 10 triệu đồng, với trên 8 sào chè, tết này, chúng tôi cũng thu về nguồn lợi khá. Tết vì thế sẽ sung túc, đủ đầy hơn”...

Bà Trần Thị Thi (thôn Sơn Bình, xã Thượng Lộc, Can Lộc) phấn khởi cho biết như vậy và tiết lộ, để có chè ngon, ngoài yếu tố đất đai, khí hậu, quy trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng.

che tang gia nong dan phan khoi cho ban tet

Nhờ chăm sóc tốt, tết này, gia đình bà Trần Thị Thi (bên trái) thu về nguồn lợi lớn từ cây chè.

“Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cho chè thơm ngon, đậm vị. Vì vậy, để chè phát triển tốt, thu hoạch đến đâu, chúng tôi tập trung chăm bón đến đó. Sau khi cắt bỏ hết cành, làm sạch cỏ, chúng tôi lên núi tìm cây tiến (cây bổi) về tấp ở các rãnh quanh gốc, kết hợp bón phân để vừa tạo độ mùn, độ ẩm, tơi xốp cho đất, lại hạn chế cỏ mọc. Xuân sang, chè sẽ đâm chồi nảy lộc, chất lượng thơm ngon” - bà Thi chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Diệu - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Chè là cây trồng chủ lực truyền thống của địa phương, được trồng phổ biến, nhiều nhất là thôn Sơn Bình, Thanh Mỹ, Nam Phong, Vĩnh Xá… Những năm gần đây, thực hiện chủ trương xóa bỏ vườn tạp, người dân đã mở rộng diện tích, tuân thủ kỹ thuật chăm sóc nhằm tạo sản phẩm chất lượng. Được trồng trên đất đồi, đá sỏi nên chè có nét đặc trưng so với các vùng khác. Lá chè Thượng Lộc không quá to bản, xanh và rất dày. Nước chè xanh và trong, mùi thơm dịu nhẹ. Khi mới uống sẽ thấy vị chát đầu lưỡi, nhưng càng uống, sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, rất đậm đà”.

che tang gia nong dan phan khoi cho ban tet

Những đồi chè xanh ngắt, trải dài là món quà xứng đáng cho công sức chăm bón của nhà nông

Cùng với người trồng chè toàn tỉnh, nông dân xã Bắc Sơn (Thạch Hà) cũng đang phấn khởi trước một vụ chè bội thu. Thương lái khắp nơi tìm đến tận vườn để đặt mua với giá cao. Ông Bùi Công Thư – Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn phấn khởi: “Phát huy lợi thế vườn đồi, xã tập trung phát triển cây chè theo chiều sâu. Hiện nay, toàn xã đã trồng trên 65 ha chè, tập trung ở các thôn Kim Sơn, Đồng Vĩnh, Xuân Sơn, Thu Sơn… với trên 200 hộ dân tham gia. Nhờ chất đất, khí hậu phù hợp và bà con chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cây chè phát triển tốt, chất lượng thơm ngon. Mỗi ha cho thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng/năm”.

Cận tết, không khí ở những đồi chè càng nhộn nhịp. Từng đoàn xe của thương lái chở chè đi muôn ngả, mang theo niềm vui của người trồng chè. Chị Nguyễn Thị Đông (thương lái ở thị trấn Nghèn – Can Lộc) chia sẻ: “Dịp này, ngày nào tôi cũng nhập chè về bán với số lượng lớn. Chè Hà Tĩnh thơm ngon đặc trưng nên được nhiều người ưa chuộng”.

Những năm gần đây, cây chè đã mang lại nguồn lợi khá cho người dân Hà Tĩnh, nhất là thời điểm tết đến, xuân về. Tuy nhiên, một số diện tích chè, người dân không chú trọng chăm sóc nên cây cằn cỗi, sản phẩm không mấy chất lượng, bán ra với giá thấp hoặc thương lái không thu mua. Để cây chè phát triển bền vững, người dân cần đảm bảo thực hiện tốt các khâu, từ nguồn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc…

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.