Chia sẻ lợi ích từ chi trả giảm phát thải khí nhà kính

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chi trả nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), thời gian qua các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan trên địa bàn Hà Tĩnh đã triển khai các bước theo quy định.

Kịp thời chi trả theo ERPA

Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. Hà Tĩnh được phân bổ đợt 1 số kinh phí là 122,8 tỷ đồng, trong đó năm 2023 là 43 tỷ đồng để chi trả cho các chủ rừng và các đối tượng hưởng lợi.

Chia sẻ lợi ích từ chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Nguồn kinh phí Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ sẽ góp phần giúp nhiều rừng trên địa bàn Hà Tĩnh được chăm sóc, bảo vệ.

Ông Phạm Thái Bình – Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Hà Tĩnh cho biết, để kịp thời chi trả nguồn thu từ EFPA, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Trung ương; đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đang phối hợp các sở ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tổng thể và kế hoạch tài chính năm 2023 nguồn ERPA để làm cơ sở chi trả cho các chủ rừng và các đối tượng hưởng lợi qua tài khoản ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải

Chuyển nhượng kết quả giảm phát thải là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển quyền sở hữu lượng giảm phát thải khí nhà kính từ rừng tự nhiên cho Quỹ Đối tác cacbon lâm nghiệp ủy thác qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế theo ERPA (gồm lượng giảm phát thải ký kết 10,3 triệu tấn CO2 và lượng giảm phát thải bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO2 (nếu có)).

Chia sẻ lợi ích từ chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.

Theo nguyên tắc, việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải được xác định theo thỏa thuận trong ERPA. Kết quả giảm phát thải đã được chuyển nhượng theo ERPA thì không được chuyển nhượng cho đối tác khác.

Nguồn thu từ ERPA là nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đối với loại hình dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất ròng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh theo quy định của Luật Lâm nghiệp được chi trả theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Thời gian chuyển nhượng kết quả giảm phát thải khí nhà kính được tạo ra do các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng từ năm 2018 đến năm 2024, thực hiện chuyển nhượng đến ngày 31/12/2025.

Mức hỗ trợ phát triển sinh kế là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm

Về định mức chi, Nghị định quy định đối với khoán bảo vệ rừng thì mức khoán tối thiểu bằng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tối đa không lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng theo đối tượng nhận khoán trên cùng địa bàn cấp tỉnh. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, định mức hỗ trợ là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.

Nghĩa vụ thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải theo quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định pháp luật về thuế có liên quan.

Đối tượng hưởng lợi từ ERPA gồm:

- Chủ rừng theo quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp được giao quản lý rừng tự nhiên.

- UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật.

- Cộng đồng dân cư, UBND cấp xã có Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức.

- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

- Các đối tượng khác có hoạt động liên quan đến giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính từ rừng tại địa bàn 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.