Chương trình OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Đến nay, xã Sơn Giang đã có 8 sản phẩm đạt chất lượng OCOP được chế biến từ nhung hươu. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nhung hươu Hiền Ngọc (thôn 7) có 4 sản phẩm OCOP; HTX nhung hươu Ngọc Linh (thôn 8) có 2 sản phẩm và Doanh nghiệp tư nhân nhung hươu Thuận Hà (thôn 2) có 2 sản phẩm. Những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của xã không chỉ được tiêu thụ tại địa phương mà đã có mặt tại không ít cửa hàng lớn trong và ngoài tỉnh.

z5756257950331_97a45061a98854a419243d8765a21ba2.jpg
z5756257926506_1f4b8da32a71e1c61cf83456338df3f5.jpg
Các sản phẩm được chế biến từ nhung hươu của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nhung hươu Hiền Ngọc được người tiêu dùng đón nhận.

Chị Nguyễn Thu Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nhung hươu Hiền Ngọc (thôn 7) cho biết: “Cơ sở hiện có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao gồm: rượu nhung hươu, nhung hươu khô thái lát, nhung hươu khô tán bột và nhung hươu tươi. Mỗi năm, cơ sở thu mua khoảng 3 tấn nhung hươu cho người dân trên địa bàn huyện. Vì có đầu ra ổn định nên bà con yên tâm phát triển kinh tế từ nuôi hươu, nhờ đó, cuộc sống ngày càng được cải thiện. Không chỉ vậy, cơ sở còn tạo việc làm cho 5 lao động với với mức lương 5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.

z5756256919939_a62e3aba2555e1a15e0a64309dd07ca6.jpg
Nhờ đầu ra ổn định nên nghề nuôi hươu ở xã Sơn Giang ngày càng phát triển, góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM ở địa phương.

Sau 6 năm triển khai, chương trình OCOP đã mang đến làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của người dân khu vực nông thôn, từ đó, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân xã Sơn Giang. Tính đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Sơn Giang đạt hơn 51 triệu đồng/người/năm. Từ sự đổi thay trong đời sống người dân, diện mạo NTM của địa phương cũng được khởi sắc nhờ đầu tư, xây dựng và nâng cấp các tiêu chí .

Nhận thấy chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong việc nâng tầm sản phẩm, từ năm 2019, HTX Mật ong Cường Nga (xã Quang Diệm) đã đăng ký tham gia. Cũng trong năm đó, sản phẩm mật ong Cường Nga được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Đây là sự khẳng định thương hiệu, chất lượng đối với sản phẩm mật ong, điều này không chỉ đem lại lợi nhuận cho các thành viên của HTX mà còn giúp duy trì, phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn.

z5725157113409_fbce9c852467f01d0426eb64f2cfce32.jpg
Nhờ nuôi ong, nhiều hộ dân ở Hương Sơn đã từng bước cải thiện cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc HTX Mật ong Cường Nga (xã Quang Diệm) cho biết: “Hiện nay, HTX có 18 thành viên với gần 1.500 đàn ong. Với sự đầu tư bài bản từ khâu sản xuất đến chế biến và quảng bá sản phẩm, thương hiệu mật ong Cường Nga đã được thị trường đón nhận. Nhờ vậy, các thành viên của HTX từng bước cải thiện cuộc sống với mức thu nhập trung bình từ 150 - 200 triệu đồng/năm”.

Được triển khai từ năm 2019, chương trình: mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Hương Sơn tham gia. Tính đến nay, toàn huyện đã có 53 sản phẩm đạt OCOP. Trong đó có nhiều sản phẩm tiêu biểu như: nem chua Ý Bình, giò lụa Bình Sơn (thị trấn Phố Châu); tinh bột nghệ Thu Hằng (xã Sơn Trà); mật ong Cường Nga (xã Quang Diệm); nhung hươu Việt (xã Sơn Châu)…

Các cơ sở có sản phẩm đạt chuẩn OCOP cũng từng bước nâng cao năng lực điều hành kinh doanh, thực hiện tốt các quy trình sản xuất. Nhờ đó, sản lượng, doanh thu của các doanh nghiệp, HTX ngày càng tăng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xây dựng NTM tại địa phương.

z5757037826515_03d2ca75a143da48bb2c6c82bcb3717f (1).jpg
Diện mạo nông thôn ở huyện Hương Sơn từng bước đổi thay.

Huyện Hương Sơn xem chương trình OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, phát huy lợi thế của địa phương. Đồng thời, tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất nông sản sạch… Đây chính là “đòn bẩy” để huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng huyện NTM nâng cao, thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng văn minh và phát triển bền vững.

Thời gian tới, huyện sẽ tập trung tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền các cá nhân, tổ chức kinh tế tiếp tục lựa chọn ý tưởng xây dựng các sản phẩm OCOP. Đồng thời ưu tiên hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hướng dẫn quy trình, thủ tục và hồ sơ đánh giá, xếp hạng sản phẩm, quảng bá sản phẩm…

Ông Trần Quang Hòa - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.