Chuyến biển cuối năm đầy vị “ngọt” của ngư dân Cẩm Nhượng

(Baohatinh.vn) - Ngày cuối năm, hàng chục tàu thuyền của ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tất bật nối đuôi nhau cập bến cá Cồn Gò trong niềm vui, phấn khởi vì thu được nhiều “lộc” biển.

Chuyến biển cuối năm đầy vị “ngọt” của ngư dân Cẩm Nhượng

Ngư dân Cẩm Nhượng phân loại hải sản để bán cho thương lái.

Ngày cuối năm, bến cá Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) vẫn nhộn nhịp như ngày thường, không khí lao động hăng say, phấn khởi, nụ cười rạng rỡ trên gương mặt ngư dân, báo hiệu chuyến đi biển cuối cùng trong năm bội thu.

Theo bà con ngư dân, sau khi xuất bán hải sản xong, tàu thuyền sẽ được đưa vào bờ neo đậu an toàn để bà con trở về nhà vui xuân, đón tết cùng gia đình.

Chuyến biển cuối năm đầy vị “ngọt” của ngư dân Cẩm Nhượng

Ngư dân Hoàng Ngọc Hải (thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng) thu được gần 5 triệu đồng sau một đêm đánh bắt.

Vừa cập bến sau một đêm đánh bắt, ngư dân Hoàng Ngọc Hải (thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng) phấn khởi cho biết: “Chuyến biển này, thuyền của tôi đánh bắt được hơn 40kg cá nục, 30kg ghẹ xanh và hơn 30kg tôm. Trừ các chi phí, tôi thu được gần 5 triệu đồng sau một đêm đánh bắt”.

Cũng theo ông Hải, từ đầu tháng 12 âm lịch đến nay, thuyền của ông vẫn ra khơi đều đặn, vì đây là thời điểm cuối năm nên ông tranh thủ tối đa thời gian, thời tiết, nỗ lực vươn khơi để có thêm nguồn thu nhập trang trải dịp tết.

Chuyến biển cuối năm đầy vị “ngọt” của ngư dân Cẩm Nhượng

Ngư dân Hoàng Quang Thông (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng) vừa trúng mẻ tép moi hơn 2 tấn.

Ngư dân Hoàng Quang Thông (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng) mừng vui cho biết: “Thuyền tôi vừa may mắn đánh được hơn 2 tấn tép moi, được thương lái mua ngay tại bến với giá 7 triệu đồng/tấn. Tính ra trừ hết chi phí, chuyến biển cuối cùng trong năm chúng tôi thu về được gần 10 triệu đồng. Sau khi neo đậu tàu thuyền, tôi sẽ trở về sửa soạn nhà cửa, mua sắm thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả... phục vụ ngày tết”.

Theo chia sẻ của ngư dân, cuối năm là khoảng thời gian giao mùa giữa các vùng thời tiết trên biển nên việc khai thác hiệu quả hơn những chuyến khác trong năm. Do vậy, bà con đều nỗ lực vượt khó, để một cái tết được đủ đầy, ấm cúng hơn.

Chuyến biển cuối năm đầy vị “ngọt” của ngư dân Cẩm Nhượng

Ngư dân Nguyễn Ngọc Tý (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng) phấn khởi với những “chiến lợi phẩm” vừa đánh bắt được.

Chuyến biển cuối năm đầy vị “ngọt” của ngư dân Cẩm Nhượng

Bà Nguyễn Thị Ý - tiểu thương tại xã Cẩm Nhượng thu mua hải sản của ngư dân ngay tại bến.

Theo nhiều tiểu thương, do ngư dân Cẩm Nhượng đa số đánh bắt gần bờ, đi về trong ngày nên hải sản còn tươi sống, chất lượng tốt. Đặc biệt, vì nhu cầu tiêu thụ hải sản dịp cuối năm tăng cao nên giá cả cũng tăng mạnh so với ngày thường từ 30 - 50 nghìn đồng/kg tùy loại. Theo đó, mực tươi hiện có giá từ 250 - 300 đồng/kg, tôm tít có giá 120 - 140 đồng/kg, cá thu giá 230 - 250 nghìn đồng/kg...

Bà Nguyễn Thị Ý - tiểu thương tại xã Cẩm Nhượng cho biết: “Những ngày tết, nhu cầu sử dụng hải sản tươi sống tăng cao, nên để có được nguồn hàng, ngoài việc đặt trước với chủ thuyền trước khi vươn khơi, tôi cũng phải dậy từ 3 giờ sáng để “ngóng” thuyền về. Ngày cuối năm mình chịu khó một tí thì ra năm sẽ có nguồn hải sản dồi dào, đảm bảo để mở hàng “lấy vía” đầu năm".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.