Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), khi “ý Đảng hợp lòng dân”, đã tạo nên sinh lực mới cho mỗi gia đình, mỗi vùng quê, để cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Trở lại Sơn Trường lần này, ở đâu tôi cũng bắt gặp những cán bộ những cán bộ cơ sở “miệng nói, tay làm, tai lắng nghe” để “xốc cả phong trào vững tiến lên” trong cuộc hành trình xây dựng NTM. Ông Lê Đức Thuận - Chủ tịch UBND xã cho tôi biết: “Sở dĩ Sơn Trường là một trong hai xã của huyện sớm đạt chuẩn xã NTM nâng cao chính nhờ sự đồng thuận lớn của dân. Dân rất tin cán bộ, vì cán bộ biết cầm tay chỉ việc”.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Nhân dân thôn 8, xã Sơn Trường luôn tích cực trong phong trào xây dựng NTM, đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng các công trình công cộng. Ảnh: Anh Thùy

Hơn ai hết càng bám sát thực tiễn, họ càng thấy trong xây dựng NTM, mọi tiêu chí đề ra đều dẫn tới thành công nếu phát huy được tính dân chủ. Ông Trần Nam Giang được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn 10 (xã Sơn Trường). Với tinh thần đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, gia đình ông đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại chăn nuôi 200 con lợn rừng theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn.

Ông còn liên kết với các hộ dân trong thôn, thành lập tổ hợp tác nông nghiệp tuần hoàn, quy trình chăn nuôi theo hướng hữu cơ, sử dụng các loại thức ăn tự nhiên thảo dược. Trong xây dựng vườn mẫu, các gia đình đều áp dụng hệ thống tiết kiệm tưới cho rau; xây dựng hệ thống xử lý rác thải theo mô hình composite.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Người dân thôn 9, xã Sơn Trường hiến đất, hiến cây mở rộng đường làng. Ảnh: Anh Thùy

Không chỉ biết tư duy kinh tế phù hợp với xu hướng đổi mới của thời đại. Bí thư Chi bộ Trần Nam Giang còn làm tốt công tác vận động quần chúng. Nhờ vậy, thôn 10 trở thành thôn đi đầu của xã Sơn Trường trong thực hiện các tiêu chí. Sự gương mẫu và lăn xả với phong trào của người đứng đầu đã thuyết phục người dân nêu cao trách nhiệm vì cộng đồng, góp công, góp của làm đường giao thông nông thôn, hội quán và các công trình phúc lợi khác.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Mô hình chăn nuôi lợn rừng của ông Trần Nam Giang - Bí thư Chi bộ thôn 10 theo hướng chăn nuôi tuần hoàn.

Ông Trần Văn Hiệu tự nguyện hiến hơn 1000 m2 đất để có một con đường mới thông thoáng đi qua ngõ nhà mình. Còn ông Trần Văn Cấp, mặc dù diện tích vườn không rộng nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ thôn 1000 m2 đất làm khuôn viên khu vui chơi thể thao, nhà văn hóa thôn. Tinh thần đó đã được lan tỏa tới hàng chục, hàng trăm gia đình ở thôn 10 và cả xã Sơn Trường tự nguyện hiến đất.

“Ngày trước, ai vào thôn 10 cũng vất vả, bởi lòng đường hẹp, lại khúc khuỷu quanh co, lắm ổ gà, ổ trâu. Bây giờ, trở lại thôn 10 sẽ thấy mát mắt với cây xanh trên con đường 1,5 km thoáng đãng bằng bê tông” - một người dân trong thôn đi làm về, bất chợt gặp tôi tại ngã ba đường đã thốt lên như vậy.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Những tuyến đường liên thôn và nhà văn hóa được đầu tư khang trang ở xã Sơn Trường. Ảnh: Anh Thùy

Tôi cảm nhận được ở “thánh địa cam bù’ này có một hướng đi khá hay. Đó là, cán bộ xã Sơn Trường biết xây dựng thôn kiểu mẫu để mọi người học hỏi rút nghiệm, từ đó nhân rộng lên nhiều thôn. Đến năm 2022, xã có 8/10 thôn được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu, 10/10 thôn xây dựng hội quán khang trang, hơn 20 vườn mẫu. Chiến dịch “đường thông, hè thoáng” được triển khai hiệu quả với hơn 20 km đường bê tông hóa.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Sau 12 năm, cuộc hành trình “không nghỉ, không ngừng, không dừng điểm cuối” của huyện Hương Sơn đã tạo nên một khí thế mới, một sức sống mới từ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Bí thư Huyện ủy Bùi Nhân Sâm thông báo tin vui: “Sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM vào tháng 4/2022, đến nay, Hương Sơn đã có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, có 47 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao trở lên (đứng đầu toàn tỉnh); thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 42 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,4%. Cả huyện đã xây dựng được 118 khu dân cư kiểu mẫu, 877 vườn mẫu”.

Đằng sau những con số biết nói ấy là không biết bao nhiêu giọt mồ hôi của cộng đồng đã tưới tắm cho huyện miền núi “đơm hoa, kết trái”.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Vẻ đẹp thanh bình của làng quê được gìn giữ và phát huy trên những khu dân cư NTM kiểu mẫu Sơn Kim 2.

Trở lại Hương Sơn lần này, tôi được chứng kiến không khí làng nô nức làng, thôn tấp nập thôn, đâu đâu cũng thấy người cuốc, người xẻng, xe ủi, xe ben hăm hở mở đường mới. Dường như ai cũng thấu hiểu sâu sắc là “ích nước, lợi nhà” nên khi làm đường mới, cần mở rộng thêm diện tích đất thì họ sẵn sàng hiến đất, chặt cây vườn, phá dỡ tường rào để tạo nên một con đường thông thoáng cho mình và cho cả cộng đồng trong việc đi lại. Tôi đã được nghe nhiều mẩu chuyện cảm động trong chiến dịch NTM.

Cụ ông Phan Văn Đăng – cựu chiến binh ở thôn Vực Rồng, xã Sơn Tiến, mỗi tháng nhận lương về bỏ vào “con lợn đất” 500 ngàn đồng. Bền bỉ sau nhiều năm, cụ đã tiết kiệm được 20 triệu đồng ủng hộ địa phương xây dựng NTM.

Hay chuyện hai anh em Phan Thanh Sơn, Phan Thanh Cầu, đều là những người con xa quê đã nghỉ hưu vẫn góp từ nguồn lương mình gần 30 triệu đồng để thôn Xuân Thủy (Kim Hoa) xây dựng đường giao thông nông thôn, trùng tu giếng cổ của làng.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Ngôi nhà trí tuệ tại xã Sơn Hồng được đầu tư xây dựng khang trang, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, học tập cho nhân dân địa phương.

Chính từ sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của lòng nhân nghĩa và thủy chung, trong 12 năm, Hương Sơn đã có hơn 187 tỷ đồng tài trợ từ những người xa quê. Toàn huyện đã xây dựng được hơn 973 km đường bê tông và nhựa hóa. Đến năm 2022 này, toàn bộ hệ thống giao thông được đảm bảo theo tiêu chuẩn NTM. Đi từ xã Sơn Long lên tới xã vùng biên giới Sơn Kim, ở đâu tôi cũng gặp những con đường xanh mướt bóng cây, những con mương cứng nội đồng đầy ắp nước, tưới mát cho ruộng lúa, đồng rau.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Nhân dân thôn Trung Hoa, xã Kim Hoa tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022. Nguồn ảnh: Trang TTĐT xã Kim Hoa.

Xã tôi, bây giờ được đổi tên mới là Kim Hoa (lấy nguyên tên cũ của làng xưa) sau khi sáp nhập từ 3 xã Sơn Thủy, Sơn Phúc, Sơn Mai. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” với diện tích đất rộng, người đông, càng tạo thêm cho Kim Hoa sức bật mới trong tư duy và hành động. Các thôn làng ở Kim Hoa, thuở xưa vừa quanh co, khúc khuỷu, mùa đông bùn ngập tận đầu gối, mùa hè bụi nhuộm đỏ bàn chân, giờ đây đường bê tông hóa, nhựa hóa thênh thang, chạy từ làng này sang làng khác.

Ông Phan Đoài - Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho biết: “Năm 2022, xã đã “cứng hóa” được hơn 2 km đường trục xã, gần 1,3 km đường trục thôn, gần 3 km đường ngõ thôn, xây mới 3km rãnh thoát nước, trồng được 755 cây bóng mát trên các tuyến đường”.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Không ngừng củng cố hạ tầng cơ sở, lấy kinh tế làm “đòn bẩy” để sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục cùng đồng hành và phát triển là cách làm của huyện miền núi trong xây dựng NTM. Từ xây dựng NTM, Hương Sơn đã truyền lửa cho người dân biết vươn lên làm giàu chính đáng; bằng tư duy mới, kỹ thuật công nghệ mới, kế thừa và phát huy thế mạnh các sản phẩm truyền thống ở quê mình để “nối vòng tay lớn” với bè bạn muôn nơi. Các mô hình sản xuất phát triển theo hướng liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi và khâu tiêu thụ. Nhiều sản phẩm được áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, GMP như cam, chè…

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Nhung hươu và cam bù là những sản phẩm OCOP của Hương Sơn. Ảnh: Thanh Hoài.

Trong sự tăng trưởng kinh tế xanh, Hương Sơn đã xuất hiện nhiều nhân tố làm kinh tế giỏi. Gia đình anh Thái Văn Quang (thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa) trồng cam bù trên diện tích 4ha đất đồi, năm qua đã cho thu nhập 40 tấn, lãi 250 triệu. Còn chàng trai trẻ Nguyễn Hồng Tiệp, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh đã về lại quê hương, mạnh dạn đầu tư 4 tỷ đồng mở trang trại nuôi 150 con hươu.

Ông Kiều Chung Nghĩa - Phó Chánh Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM huyện Hương Sơn cho biết: “Trang trại nuôi hươu của chú Tiệp là mô hình đầu tiên sử dụng đệm lót sinh học. Nhờ vậy, chuồng trại luôn đảm bảo vệ sinh, phòng ngừa được dịch bệnh nên đàn hươu sinh trưởng tốt. Lộc nhung và con giống của mô hình đang rất thu hút”.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Người dân Hương Sơn đã phát huy tiềm năng, thế mạnh về vườn, đồi, rừng để phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp như: cam, bưởi, chè và cây lâm nghiệp. Ảnh: Hoài - Lý.

Huyện Hương Sơn hiện có 1.727 mô hình sản xuất kinh doanh đạt doanh thu hơn 100 triệu đồng/năm, trong đó 123 mô hình đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm, 173 mô hình hơn 500 triệu đồng/năm. Những mô hình như thế xuất hiện ngày càng nhiều là những “tín hiệu xanh” đang vẫy gọi những người có niềm đam mê, sức lực, trí lực vươn lên làm giàu.

Chuyện chưa kể trong hành trình xây dựng huyện nông thôn mới Hương Sơn

Toàn cảnh thị trấn Phố Châu.

Hương Sơn đã tạo nên bức tranh xanh với nhiều gam màu sáng. Xây dựng NTM, người dân Hương Sơn không chỉ biết làm giàu mà còn biết gìn giữ nếp thuần phong mỹ tục, giá trị đạo đức, nét đẹp văn hóa ngàn đời để lại. Hy vọng trên con đường mới, với những mục tiêu mới, kế hoạch mới, Hương Sơn sẽ sớm về đích huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Tháng 11/2022

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.