CIDA - Giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất

(Baohatinh.vn) - Hỗ trợ người dân các xã được hưởng lợi phát triển chuỗi giá trị đối với 5 sản phẩm chủ lực (lúa, lợn, bò, chè và rau) là một trong những hoạt động trọng tâm mà dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh (CIDA) đang nỗ lực thực hiện. Hoạt động này góp phần giúp người dân Hà Tĩnh chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

CIDA - Giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất ảnh 1

Người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh) thu hoạch chè.

Thời điểm này, hàng chục hộ dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh) đang tiến hành mở rộng diện tích trồng chè - sản phẩm chủ lực được dự án hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị. Trước đó, một số nội dung như hỗ trợ công cụ, kỹ thuật sản xuất, hình thành tổ hợp tác trồng chè và kết nối đầu ra với Xí nghiệp Chè 12/9 đã được dự án thực hiện. Bước đi tiếp theo là hỗ trợ người dân mở rộng diện tích với 8 ha chè trồng mới theo kế hoạch năm 2014 và đạt 15 ha vào năm 2016. Trong đợt này, 60 hộ dân tham gia được hỗ trợ 100% giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và 50% kinh phí để khai hoang, làm đất.

Ông Trần Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng phấn khởi: “Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp của dự án phát triển nông nghiệp dành cho địa phương thời gian qua. Điều đáng mừng là chỉ trong thời gian ngắn, dự án đã giúp người dân thay đổi tư duy trong sản xuất, giảm bớt rủi ro khi sản phẩm được doanh nghiệp cam kết bao tiêu”. Với hơn 350 hộ dân sản xuất chè trên tổng diện tích hơn 129 ha, Kỳ Thượng đang được tiếp nguồn lực lớn để xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi, đưa sản phẩm chủ lực của địa phương phát triển theo hướng bền vững.

Nếu việc triển khai chuỗi sản phẩm chè khá thuận lợi thì chuỗi rau, củ, quả lại gặp nhiều trở ngại, vì việc kết nối đầu ra với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn; nếu tìm được thì lại không đáp ứng yêu cầu về số lượng và nguồn cung thường xuyên của doanh nghiệp. Bên cạnh nỗ lực tìm đầu ra cho chuỗi rau, củ, quả, dự án tập trung hoàn thành một số phần việc của 3 chuỗi còn lại nhằm hoàn thành đúng kế hoạch đề ra trong năm 2014. Đối với chuỗi lúa, hơn 2.200 hộ dân trên địa bàn 5 xã của huyện Đức Thọ hết sức phấn khởi vì vụ mùa đầu tiên khá thắng lợi, năng suất đạt cao, việc tiêu thụ đảm bảo nhanh gọn. Chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân, dự án sớm cung ứng 100% giống cho bà con để bắc mạ theo đúng thời vụ.

Về 2 chuỗi bò và lợn, ông Lê Trọng Kim - Trưởng ban quản lý dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh cho biết: “Xác định đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nên dự án đã tập trung thực hiện, không để chậm tiến độ đề ra. Chúng tôi đã cố gắng hoàn tất thủ tục để kịp thời đưa 400 con lợn giống bàn giao cho 20 hộ dân xã Thạch Long. 60 con bê cái cũng đã được giao tận chuồng cho 30 hộ dân xã Phù Việt, Thạch Thanh (Thạch Hà) trong tháng 12. Đây là lứa giống đầu tiên, đóng vai trò quyết định sự thành công của chuỗi giá trị, nên chúng tôi thường xuyên bám sát, hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các vấn đề nảy sinh”.

Với những phần việc đã triển khai trong năm 2014, nhiệm vụ xây dựng các chuỗi giá trị của dự án cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thành công kế hoạch trong các năm tiếp theo.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.