(Baohatinh.vn) - Trong 1.000 cây dừa xiêm do Văn phòng Tỉnh ủy trao tặng TP Hà Tĩnh, có 400 cây được trồng ở ven hồ Đập Hạ (phường Đồng Môn), số còn lại sẽ trồng tại các phường, xã trên địa bàn.
Sáng 15/2, Văn phòng Tỉnh ủy và Văn phòng Thành ủy Hà Tĩnh tổ chức trồng cây tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh).
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng cùng tham gia trồng cây.
Dịp này, Văn phòng Tỉnh ủy đã trao tặng 1.000 cây dừa xiêm cho TP Hà Tĩnh. Trong sáng nay (15/2), 400 cây dừa đã được trồng tại khu vực xung quanh hồ Đập Hạ (phường Đồng Môn). Trong ảnh: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng cùng tham gia trồng cây.
Số cây còn lại sẽ được trồng tại các địa phương trên địa bàn thành phố. Các cơ quan, đơn vị đã huy động hơn 100 cán bộ, công nhân viên chức, người lao động chung tay, góp sức trồng theo đúng quy trình kỹ thuật để cây sống và phát triển tốt.
Dừa xiêm là giống cây vừa tạo cảnh quan sinh thái vừa mang lại giá trị kinh tế, đã được trồng thử nghiệm và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khu vực này. Nhằm góp phần tạo không gian, cảnh quan xanh, trong những năm qua, TP Hà Tĩnh đã tập trung rất cao cho việc trồng cây xanh. Năm 2020, thành phố phát động chương trình 100.000 cây xanh, đến nay đã trồng được hơn 162.000 cây. Năm 2025, thành phố dự kiến trồng mới 15.000 cây xanh các loại, tập trung chủ yếu ở khu vực các công viên, ven sông, ven hồ thủy lợi, khu quy hoạch sinh thái, các khu dự trữ phát triển…
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ, ông Dương Công Lưu đã "biến" vùng đất đồi Khe Xai (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành trang trại tổng hợp cho thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng Hà Tĩnh và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới, nhất là trên giống nhiễm và chân ruộng thừa đạm.
Tiếp tục giữ lửa phong trào, người dân các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều đang tích cực ra quân nâng chất các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Với sự tận tụy, trách nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Sơn đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng thôn Hồng Kỳ, xã Sơn Phú (Hương Sơn) ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm và nhiều địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi giá trị.
Với định hướng làm nông nghiệp tử tế, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đang phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Tĩnh.
Những tháng đầu năm, các địa phương trên toàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang sôi nổi ra quân cao điểm xây dựng nông thôn mới, tạo khí thế thi đua khắp mọi miền quê.
Cán bộ chuyên môn đưa ra một số lưu ý khi người dân thực hiện thụ phấn bổ sung cho cây bưởi đặc sản Phúc Trạch ở Hương Khê (Hà Tĩnh) nhằm đảm bảo tỷ lệ đậu quả cao.
Theo kế hoạch, từ nay đến 30/5, Hà Tĩnh sẽ tập trung triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2025, góp phần hạn chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững.
Để đảm bảo năng suất, chất lượng cuối vụ, thời điểm này, các hộ dân trồng lạc tại Hà Tĩnh đang triển khai nhiều giải pháp phòng trừ bệnh sâu bệnh hại lạc xuân.
Dịch tả lợn châu Phi trên đàn vật nuôi ở Hà Tĩnh cơ bản được kiểm soát. Hầu hết các địa phương có dịch không phát sinh ổ dịch mới trong khoảng 10 ngày nay. Người chăn nuôi đang chuẩn bị các điều kiện để sớm có thể tái đàn đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Từng thất bại trong những ngày đầu chuyển đổi cây trồng, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nhiều hộ dân xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có nguồn thu nhập ổn định từ trồng chè liên kết.
Tháng Ba - mùa con ong đi lấy mật cũng là mùa con người viết tiếp câu chuyện ngọt ngào từ món quà của thiên nhiên. Mỗi giọt mật ong như minh chứng cho tình yêu nghề, sự sáng tạo và khát vọng vươn xa của người nuôi ong Hà Tĩnh.
Dù bận rộn trong ngày mùa sản xuất, người nông dân Hà Tĩnh vẫn luôn đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ những hội viên khó khăn, đau ốm tỉa dặm, chăm sóc lúa xuân.