Cựu chiến binh Hà Tĩnh thi đua làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng quê hương

(Baohatinh.vn) - Phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở Hà Tĩnh luôn tiên phong gương mẫu, tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương.

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1979, vừa tròn 19 tuổi, ông Phạm Thái Đoài (SN 1960) ở xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh) hăng hái lên đường nhập ngũ, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1982, ông xuất ngũ về quê lấy vợ, sinh con. Dù đã bôn ba khắp nơi, bươn chải đủ nghề, thế nhưng, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình.

Cựu chiến binh Hà Tĩnh thi đua làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng quê hương

Cựu chiến binh Phạm Thái Đoài làm giàu trên quê hương.

Sau nhiều năm loay hoay tìm hướng đi, năm 2003, nhận thấy nhu cầu xây dựng tại địa phương đang phát triển, ông thành lập Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng - Dịch vụ tổng hợp Châu Đoài để tìm cơ hội phát triển, đồng thời tạo việc làm cho một số con em CCB, thanh niên ở quê hương.

Năm 2011, ông quyết định thử sức ở lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp và thành lập HTX Chăn nuôi Hoàng Châu. Với nguồn vốn vay ưu đãi 6 tỷ đồng từ Liên minh HTX Việt Nam cùng với số tiền tích cóp của gia đình, ông Đoài mạnh dạn đầu tư 22 tỷ đồng xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp quy mô gần 14 ha để trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn theo hướng công nghệ cao.

Cựu chiến binh Hà Tĩnh thi đua làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng quê hương

Hằng ngày, CCB Phạm Thái Đoài vẫn miệt mài chăm sóc trang trại kinh tế tổng hợp 14ha.

Thời điểm đó, “chân ướt chân ráo” đầu tư vào chăn nuôi, loay hoay tìm đầu ra cùng với phải trả tiền lãi ngân hàng, không ít lần HTX của ông đứng trước nguy cơ phá sản, song với bản lĩnh, sự quyết đoán của người đứng đầu và sự động viên, hỗ trợ của các cấp, ngành, HTX đã vượt qua “sóng gió”.

Đến nay, trang trại luôn duy trì 650 con lợn nái, xuất ra thị trường từ 14-16 nghìn con lợn giống/năm, thu về 2,5 tỷ đồng/năm tiền lãi. HTX đang tạo việc làm cho 16 công nhân địa phương, với mức lương 6 triệu đồng/ người/tháng và được đóng bảo hiểm. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng đang tiếp tục duy trì ổn định, tạo việc làm cho 40 công nhân với mức lương 5,5 triệu đồng/ người/tháng.

Cựu chiến binh Hà Tĩnh thi đua làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng quê hương

Khu chăn nuôi lợn công nghệ cao của HTX Chăn nuôi Hoàng Châu.

Luôn nêu cao trách nhiệm với địa phương, tích cực đóng góp cho xã hội, ông Phạm Thái Đoài - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Chăn nuôi Hoàng Châu đã đầu tư 1,5 tỷ đồng để làm gần 1 km đường từ quốc lộ 1 về thôn; xây dựng 5 nhà vệ sinh cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; sẵn sàng cho hội viên CCB vay tiền lúc hoạn nạn; chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết, hỗ trợ KHKT trong phát triển kinh tế trang trại cho nhiều người học tập.

Cựu chiến binh Hà Tĩnh thi đua làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng quê hương

Mỗi năm, trạng trại ông Việt xuất ra thị trường hàng tấn cá.

Cũng từ sự chịu khó và bản lĩnh của người cựu binh, ông Nguyễn Kỳ Việt (SN 1966) đã biến cánh đồng trũng ở thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) thành trang trại rộng 1,5 ha.

Năm 1987, ông Việt phục viên về quê. Nhiều năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, đến năm 2004, ông Việt quyết định đấu thầu 1,5 ha đất ruộng bỏ hoang để làm kinh tế trang trại.

Ông đào ao nuôi cá và từng bước mở mang thêm chăn nuôi lợn nái sinh sản. Đến nay, trang trại mỗi năm xuất bán 6-7 tấn cá; khu chăn nuôi lợn khép kín với 60 con lợn nái, xuất chuồng 100 con lợn thịt/năm. Ngoài ra, gia đình còn có 5-7 con trâu.

“Mỗi năm, trừ chi phí, tôi thu 500-600 triệu đồng từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Bà con trong xã, đặc biệt, một số hội viên CCB đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm” - ông Việt cho hay.

Cựu chiến binh Hà Tĩnh thi đua làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng quê hương

Phát triển mô hình chăn nuôi lợn khép kín, mỗi năm ông Việt thu hàng trăm triệu đồng.

Theo thống kê của Hội CCB tỉnh, toàn tỉnh hiện có 216 doanh nghiệp; 300 HTX, tổ hợp tác; 1.655 gia trại, 1.263 hộ kinh doanh do hội viên CCB đứng chủ đang duy trì sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm cho 9.447 lao động. Hội CCB các cấp đã giúp 397 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo CCB hiện xuống còn 1,08%, hộ cận nghèo còn 1,86%; hộ khá và giàu đạt 62,54%.

Đại tá Trần Hậu Tám - Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh cho biết: Toàn tỉnh hiện có 2.128 gia trại, trang trại do CCB làm chủ có thu nhập trên 100 triệu đồng đến nhiều tỷ đồng/năm. Qua đây, từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ, hội viên, giảm nhanh hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu, góp phần vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Nhiều mô hình đã trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM của tỉnh và cả nước.

Cựu chiến binh Hà Tĩnh thi đua làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng quê hương

Các CCB ở xã Cẩm Bình chia sẻ cùng nhau kiến thức, kinh nghiệm xây dựng các mô hình kinh tế.

Thời gian tới, các cấp hội tiếp tục chỉ đạo củng cố những mô hình làm ăn có hiệu quả, động viên cán bộ, hội viên huy động các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư các mô hình mới trên các lĩnh vực theo thế mạnh của từng địa phương. Hướng phát triển là sản xuất sạch theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, phấn đấu có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Chủ đề Cựu binh Hà Tĩnh làm kinh tế giỏi

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.