Cựu nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh và hành trình trở thành nhà làm phim quốc tế

(Baohatinh.vn) - Tốt nghiệp thạc sỹ nghệ thuật chuyên ngành đạo diễn phim và truyền hình, Trường Đại học DePaul University (Mỹ), Trần Lê Mỹ Linh (SN 1994, cựu sinh viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đang dần khẳng định mình trên vai trò một nhà làm phim quốc tế.

Cựu nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh và hành trình trở thành nhà làm phim quốc tế

Cảnh trong phim "Cơm tối" do Trần Lê Mỹ Linh đạo diễn đang trình chiếu tại Liên hoan phim Pittsburgh Shorts Film Festival (Mỹ). Ảnh: NVCC

Với 2 phim ngắn nổi bật là “Cơm tối” thực hiện tại Việt Nam và “Hand-washed” thực hiện ở Mỹ được chọn trình chiếu tại các liên hoan phim uy tín tại Mỹ, như: Pittsburgh Shorts Film Festival (Pennsylvania) và Bushwick Film Festival (New York)..., Trần Lê Mỹ Linh đến từ TP Hà Tĩnh đang được xem là nhà làm phim độc lập đầy triển vọng.

Ngoài ra, cô cũng vượt qua hàng trăm ứng viên để được chọn cho vị trí đạo diễn bộ phim điện ảnh “Another Time” (Thời gian khác) do DePaul University sản xuất. Hiện bộ phim này đang hoàn thiện những khâu hậu kỳ cuối cùng để trình chiếu.

Trần Lê Mỹ Linh sinh ra tại TP Hà Tĩnh, là học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh khóa 2009-2012. Cô từng đạt giải 3 kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11 và 12.

Năm 2012, Mỹ Linh thi đậu vào Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Năm 2013, Mỹ Linh nhận được học bổng từ Trường Đại học DePauw University (Mỹ) và rồi sau đó rẽ hướng sang điện ảnh.

Cựu nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh và hành trình trở thành nhà làm phim quốc tế

Nhà làm phim trẻ Trần Lê Mỹ Linh. Ảnh: NVCC

Mỹ Linh cho biết: “Sang Mỹ du học là ước mơ từ nhỏ của tôi nhưng học về chuyên ngành điện ảnh là một mối duyên đầy bất ngờ. Bởi, theo nghệ thuật là điều trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tuy nhiên đến lúc này, tôi cảm thấy lựa chọn của mình là phù hợp”.

Trường học đầu tiên mà Linh theo học ở Mỹ cho tất cả sinh viên năm nhất học các môn bao gồm 3 tổ hợp: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội & nhân văn và nghệ thuật. Sau đó, các sinh viên theo khả năng và sự yêu thích của mình để lựa chọn ngành học mình muốn. Kết quả năm học thứ nhất, Linh giành được nhiều thành tích ở lĩnh vực sân khấu, điện ảnh và cô quyết định chọn ngành nghiên cứu điện ảnh để theo đuổi.

Từ bỡ ngỡ đến đam mê, năm 2017, sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành nghiên cứu điện ảnh, Mỹ Linh học lên thạc sỹ ngành đạo diễn phim & TV tại Trường DePaul University và hoàn thành chương trình vào đầu năm 2020.

Cựu nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh và hành trình trở thành nhà làm phim quốc tế

Mỹ Linh cùng cộng sự xem lại một cảnh quay hiện trường phim “Cơm tối” thực hiện tại Hà Nội năm 2019. Ảnh tư liệu NVCC

Chị Lê Thị Thanh Thủy (mẹ Mỹ Linh, hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Để đi đến ngày hôm nay là một hành trình dài có được từ sự nỗ lực của hai mẹ con. Tôi cảm thấy rất tự hào vì con gái đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ của mình”.

Trước đó, năm 2013, khi Mỹ Linh vừa sang Mỹ du học được một thời gian ngắn thì bố bị bệnh nặng, cô chỉ kịp về thăm bố 2 tuần trước khi ông qua đời. Đó là quãng thời gian rất khó khăn đối với Linh. Nhưng rồi, nhờ sự động viên của mẹ, Linh đã mạnh mẽ vượt lên để tiếp tục học tập.

Sau 8 năm phấn đấu, “gia tài” của Mỹ Linh đã có 4 phim ngắn nổi bật được trình chiếu tại nhiều liên hoan phim quốc tế là: Breakfast (2019), Cơm tối (2020) và Hand-washed (2021), cùng phim dài có tên Another Time sắp hoàn thành. Ngoài ra, cô cũng đã có cơ hội tham gia vào nhiều dự án phim lớn ở Mỹ với các vai trò khác nhau.

Cựu nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh và hành trình trở thành nhà làm phim quốc tế

Mỹ Linh cùng mẹ và bà ngoại trong dịp cuối năm 2019 khi cô về Việt Nam làm phim. Ảnh: NVCC

Về bộ phim điện ảnh đầu tay trong vai trò đạo diễn sắp ra mắt có tên “Another Time”, Mỹ Linh chia sẻ: “Đây là một dự án phim nghệ thuật do Trường Đại học DePaul University đầu tư sản xuất. Phim kể về cuộc sống tình bạn, tình yêu và tâm tư của những thanh niên gốc Á đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Hiện, bộ phim đang hoàn thiện những khâu hậu kỳ cuối cùng, tôi kỳ vọng nó sẽ sớm được ra mắt và được khán giả đón nhận. Đó cũng là cơ hội để giúp tôi được nhận đạo diễn những dự án lớn hơn”.

Bên cạnh vai trò được mời hợp tác ở nhiều dự án khác nhau, hiện, Mỹ Linh và 2 người bạn nước ngoài khác sống tại Mỹ cũng vừa thành lập công ty về phim ảnh để chuẩn bị cho việc sản xuất và phân phối phim trong tương lai.

Cựu nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh và hành trình trở thành nhà làm phim quốc tế

Chị Lê Thị Thanh Thủy (mẹ Mỹ Linh): “Sự nỗ lực và quyết tâm giúp Linh thực hiện niềm đam mê và tôi luôn cổ vũ, ủng hộ con mình”.

Nói về dự định trong tương lai, Mỹ Linh cho biết: “Tôi mong muốn sau này mình sẽ làm những bộ phim kể về văn hóa và con người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó, tôi đang ấp ủ một kịch bản phim điện ảnh có nhân vật và câu chuyện tại Việt Nam và tương lai tôi rất muốn về Đức Thọ (Hà Tĩnh), quê hương của bố mẹ, ông bà tôi để quay bộ phim này”.

Những ngày này, khi Mỹ Linh đang miệt mài tham dự các liên hoan phim tại Mỹ cũng là dịp Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh rộn ràng không khí kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường. Kỷ niệm về thời học trò cùng tình cảm thầy cô, bạn bè lại trở về trong cô.

“Đến lúc này, sau khi vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, tôi luôn cảm thấy biết ơn các thế hệ thầy cô ở Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Những người thầy cô, như thầy Việt Hùng, thầy Khuyến, cô Huyền, cô Thương và nhiều thầy cô khác nữa... không chỉ truyền dạy kiến thức mà bằng tâm huyết, nhẫn nại, kiên trì của họ đã giúp tôi và nhiều thế hệ học sinh khác rèn luyện bản thân thích ứng với hoàn cảnh để phấn đấu vươn lên” - Trần Lê Mỹ Linh chia sẻ.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề Người Hà Tĩnh ở nước ngoài

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống