Đa dạng mô hình phát triển kinh tế ở xã ven đô

(Baohatinh.vn) - Người dân Thạch Đài (Thạch Hà, Hà Tĩnh) không chỉ phát triển thương mại dịch vụ mà còn có nhiều mô hình phát triển kinh tế mới, mang lại thu nhập cao.

Đam mê với nuôi cá, cũng từng không thành công bởi mô hình nuôi cá nước ngọt nhưng gia đình ông Nguyễn Quang Trung, bà Nguyễn Thị Nguyệt (trú thôn Nam Thượng) chưa bao giờ ngừng quyết tâm. Năm 2014, sau nhiều nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi, gia đình ông Trung bắt tay vào xây dựng mô hình cá Koi. Từ mô hình ban đầu với vốn vay 30 triệu đồng và 2 bể cá nhỏ, đến nay, gia đình đã phát triển lên 8 bể cá với khoảng 5 tạ cá giống cá Koi Nhật Bản.

DSC_4414 copy.jpg
Mô hình nuôi cá Koi của gia đình ông Trung mỗi năm cho thu lãi gần 200 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt cho biết: “Để có được mô hình như hiện nay, gia đình đã phải lặn lội học tập kinh nghiệm rất nhiều từ sách báo, mạng và đi học tập từ các mô hình ở phía Bắc. Giống cá này dễ nuôi nhưng cũng dễ bệnh, vì vậy, việc việc chăm sóc để cá sinh trưởng tốt không phải là điều dễ. Đến bây giờ, khi mô hình đã vận hành ổn định, mỗi năm chúng tôi thu lãi gần 200 triệu đồng. Cùng với bán cá giống, chúng tôi phát triển thiết kế tiểu cảnh sân vườn, thi công thiết kế hồ cá cũng mở ra thêm một hướng đi trong phát triển kinh tế hiệu quả”.

Tích cực ứng dụng kỹ thuật, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, anh Phạm Ngọc Dung (SN 1990, ở thôn Nam Bình) lựa chọn hướng khởi nghiệp từ mô hình nuôi lươn thương phẩm theo hình thức nuôi không bùn.

bqbht_br_anh-1221-2383 copy.jpg
Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Dung được các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến tham quan.

Anh Dung cho biết: “Nuôi lươn không bùn là một cách làm khá mới ở thời điểm đó, vì vậy tôi đã quyết tâm thực hiện. Ban đầu, tôi tận dụng diện tích đất trống vườn nhà làm các bể lót bạt nuôi lươn. Dần dần, các lứa lươn xuất bán mang lại thu nhập, tôi mở rộng mô hình. Đến nay, tôi đã có 45 bể composite, thả nuôi hơn 120.000 con lươn giống, dự tính có thể thu về gần 1 tỷ đồng”.

Mạnh dạn mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Nam Thượng lựa chọn mô hình nuôi dúi. Năm 2020, từ học hỏi mô hình ở Thanh Hóa, chị Thủy đầu tư 5 cặp dúi giống đầu tiên về nuôi. Nguồn thức ăn dễ trồng, dễ kiếm (mía, ngô - PV), công chăm sóc không nhiều, lại hợp khí hậu, dúi sinh trưởng tốt, số lượng đàn dần tăng lên. Thời điểm đông nhất, đàn dúi của gia đình chị Thủy phát triển lên gần 100 con vẫn không đủ để bán.

“Dúi dễ nuôi, đầu ra ổn định; hiện nay, mỗi kg thịt có giá 600 nghìn đồng, ngoài ra giá con giống bán ra cũng khá cao. Tôi đang nghiên cứu vay thêm vốn mở rộng mô hình” - chị Thủy chia sẻ.

DSC_4454 copy.jpg
Từ 5 cặp con dúi giống đầu tiên, đến nay mô hình của chị Thủy ở thôn Nam Thượng ngày càng được mở rộng.

Cùng với những mô hình trên, hiện nay, trên địa bàn xã Thạch Đài đang có gần 100 mô hình kinh tế trang trại, gia trại trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài các mô hình chăn nuôi gà, lợn, trồng cây ăn quả; các mô hình kinh tế mới ngày càng được người dân tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng cây trong nhà màng, nhà lưới; nuôi dúi; nuôi lươn không bùn…

Ông Dương Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đài khẳng định: “Phát huy lợi thế xã ven đô, người dân Thạch Đài năng động, dám nghĩ, dám làm và tích cực khai thác các mô hình kinh tế mới mang thu nhập cao, tạo nên diện mạo mới cho việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương".

Cũng theo ông Hải, các mô hình không chỉ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là điểm sáng để bà con trong và ngoài địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng, nâng cao thu nhập. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đồng hành, khuyến khích người dân nhân rộng các mô hình hiệu quả; đồng thời quan tâm tham mưu, đề xuất các chính sách hỗ trợ mô hình phát triển.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.