Đào phai vào mùa tuốt lá

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

bqbht_br_12.jpg
Cứ đầu tháng 11 âm lịch hàng năm, người dân thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm lại nhộn nhịp ra vườn “thay áo mới” cho cây đào phai.
bqbht_br_3-copy.jpg
Đây được xem là công đoạn quan trọng để cây đào nở hoa đúng thời điểm, bán được giá cao, cung ứng vào dịp tết Nguyên đán sắp tới.
bqbht_br_14.jpg
Bà Hoàng Thị Hoa ở thôn Xuân Sơn cho biết: Gia đình hiện có hơn 200 gốc đào phai, hàng ngày tôi phải huy động 3 thành viên trong nhà tiến hành tuốt lá. Việc tuốt lá cho đào đòi hỏi tỉ mỉ, kỳ công; phải làm từng cây đào, từng nhánh một. Mỗi ngày một người có thể tuốt được chừng 4 - 5 cây đào. Khi tuốt hết lá thì dinh dưỡng của cây sẽ tập trung vào búp nên đào sẽ nở hoa đúng thời điểm.
bqbht_br_13.jpg
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, người dân chăm sóc kỹ nên cây đào phát triển tốt, nhiều lá. Song, việc tuốt lá lại khá cực vì chủ yếu làm bằng thủ công.
bqbht_br_6-copy.jpg
Gia đình ông Hoàng Ngọc Trà hiện có hơn hơn 1.000 gốc đào, trong đó có hơn 250 gốc có độ tuổi từ 2 – 3 năm sẽ bán ra thị trường trong dịp Tết này. Đây là nguồn thu nhập khá cao cho gia đình nên thời điểm này, ông Trà phải thuê 3 – 4 lao động ra vườn tuốt lá, tiền công từ 300 - 350 nghìn đồng/ngày.
bqbht_br_15.jpg
Dự báo thời tiết từ nay đến tết Nguyên đán xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại nên việc “thay áo mới” được tôi tiến hành trước hơn một tuần để đào đâm chồi, nảy lộc đúng dịp. Chúng tôi cũng đang tập trung tỉa bớt lá già, loại bỏ cành khô và chăm sóc cây” – Ông Trà cho hay.
bqbht_br_11.jpg
Việc tuốt lá được các hộ thực hiện tuỳ vào độ tuổi của cây; từng cây cũng phải lựa chọn tuốt cành non, yếu trước, cành già, khoẻ sau.
bqbht_br_9-copy.jpg
Trồng đào không vất vả, tốn kém như cây cảnh khác nhưng người trồng phải theo dõi thời tiết, xác định tuổi đào, loại đào để quyết định thời gian thực hiện mỗi công đoạn.
bqbht_br_4-copy.jpg
Đào phai là được xem là nguồn thu nhập chính đối với những hộ trồng ở thôn Xuân Sơn, do vậy việc chăm sóc được bà con đặt lên hàng đầu vào thời điểm này.
bqbht_br_1-copy.jpg
Xã Cổ Đạm được coi là “thủ phủ” trồng đào của huyện Nghi Xuân với gần 130 hộ dân trồng từ 50 - 1.000 cây/hộ, tập trung chủ yếu ở thôn Xuân Sơn. Vào dịp tết, đào phai mang lại thu nhập cho người dân bình quân từ 50 - 300 triệu đồng.

Nghề trồng đào gắn bó lâu đời với người dân địa phương, mang lại giá trị kinh tế khá cao. Đào phai ở xã Cổ Đạm có màu hồng nhạt, nụ hoa to, cánh đẹp và lâu tàn, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Đầu năm 2024, sản phẩm đào phai Xuân Sơn xã Cổ Đạm được huyện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao nhằm nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng của địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ông Trần Trọng Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.