Dấu bàn chân mẹ...

(Baohatinh.vn) - Tôi thường nghĩ về dấu bàn chân mẹ, dấu chân đã lội qua đời người với bao mưa nắng, bao trầy trật, bao vấp ngã và bao dấn bước bấm vào mong manh thiếu hụt để vững chãi thêm, định vị cho mình một tư thế làm người.

Dấu chân mẹ tôi có bao giờ đi xa đâu, chỉ vòng quanh xóm thôn, đồng áng. Từ nhà ra đường, từ đường ra chợ và từ chợ lên chùa. Từ chùa, trong tâm tưởng mẹ mở ra bao điều thiện, bao ước vọng trải ra bao con đường cho con cái mình cất cánh, như nhà thơ Trương Nam Hương đã viết: “Cả lúc đã xuôi tay về với đất/ Ước mơ mẹ tôi không quá ngọn tre làng”.

Dấu bàn chân mẹ...

Tác phẩm Trên vai mẹ của họa sĩ Trần Nguyên.

Giản dị vậy thôi mà mẹ thấu hiểu cái lẽ đời, từ lời ru, lời ăn tiếng nói, từ gia phong nếp nhà, nếp ruộng. Nhiều lúc tôi bần thần khi nhìn kỹ móng chân mẹ. Những kẽ móng chân lâu ngày lội ruộng tích tụ bùn đất. Mẹ cọ rửa thế nào chúng cũng không trôi đi hết. Mười chiếc móng chân ngả sang màu vàng thấm vị phèn chua của lam lũ như một chất keo.

Ôi! những cái móng chân già hơn cả tuổi mẹ đã ngấm vào đời mẹ hương vị đất đai ruộng đồng. Cái mùi đất ngai ngái, thênh thênh sau luống cày vỡ. Cùng cánh đồng ấy đất chiêm, đất mùa lại khác nhau. Đất chiêm hanh hao và se buốt, đất mùa nồng nã và chứa chan, đất lên mùi oi ả theo cái nắng chói chang, đất dịu hương khi lâm thâm mưa rắc hạt.

Và tôi càng sửng sốt khi nhìn kỹ vào gót chân của mẹ, gót chân nứt nẻ, chằng chịt vết rạn như vết rạn mặt đồng mùa hạn hán. Gót chân quen đi đất, chưa bao giờ ướm vào những đôi dép, đôi giày cao sang. Mẹ quen mộc mạc, đơn sơ nhưng ấm áp nghĩa tình tin cậy. Như cái mo cau mẹ thường gói cơm nếp nóng, như cái mo cau thành cái quạt nan trưa hè oi bức, thành cái gàu dai múc nước giếng trong.

Nhiều lúc cứ nhìn bàn chân mẹ, tôi lại nghĩ về chiếc mo cau ấp bẹ vào thân cau khắc đốt để che chở buồng cau non. Chiếc mo cau ấy một thời lũ trẻ chúng tôi buộc vào chân thay đôi giày chạy qua những triền cát nóng bỏng...

Dấu bàn chân mẹ...

Công việc đồng áng của mẹ quanh năm thường lặp lại: chọn giống, gieo hạt, cấy mạ, gặt lúa. Ảnh Internet

Cuộc đời mẹ tất bật quay vòng như chong chóng thì bàn chân làm sao thong thả được. Bước chân khi nặng khi nhẹ, khi ngắn khi dài, khi nghiêng khi ngả, cứ đan xen nhau. Mẹ thức dậy sớm với tiếng gà, dấu chân lò dò ra giếng khi trời còn chập choạng. Và tiếng nước vo gạo, tiếng cơm sôi lục bục.

Tôi cứ thầm nghe cái âm thanh đó mà đoán ra dấu chân mẹ đang bấm nốt sẽ sàng cho một ngày mới. Dấu chân thật êm để không làm vỡ giấc ngủ người khác. Dấu chân mẹ quét sân, quét ra cả đường làng ngoài ngõ. Ôi mẹ của tôi, người luôn hướng đến sự vẹn toàn thông suốt, luôn biết nghĩ đến việc chung.

Công việc đồng áng của mẹ quanh năm thường lặp lại: chọn giống, gieo hạt, cấy mạ, gặt lúa. Hết mùa mẹ lại vun vén rạ rơm, “Lúa gặt rồi, rơm rạ bó vào nhau” (Nguyễn Minh Khiêm). Rạ rơm để nuôi ngọn lửa bếp nhà, nuôi nỗi bập bùng phấp phỏng của cả đời người. Rạ rơm để trải thành đệm êm ôm tròn giấc ngủ. Không gì êm ả hơn, đầm ấm bằng khi những sợi rơm vàng quấn quýt bàn chân mẹ.

Dấu bàn chân mẹ thật háo hức, chộn rộn khi ra chợ làng. Mẹ thích chợ bởi việc mua bán không chỉ giá cả đổi trao mà thèm được nghe tiếng người, thèm được nâng lên đặt xuống. Khi ấy tôi thấy bàn chân mẹ thật hồ hởi khi đứng khi ngồi, khi khom khi cúi.

Dấu bàn chân mẹ...

Dấu bàn chân mẹ thật háo hức, chộn rộn khi ra chợ làng. Ảnh tư liệu của Huy Tùng

Hình như đến chợ, mẹ mới hóa thân, nhập vào với không khí nơi đây. Thì đây tất cả đều được tươi sạch, đều mới cắt, mới hái trong vườn, cất lên từ ao. Mẹ không chỉ hỏi mua mà còn bán, mẹ bán đi cái vất vả để mua cái niềm vui nhỏ bé.

Bàn chân mẹ thật thanh thản khi ướm lên bậc thềm cửa chùa, dấu chân nhẹ tênh, chậm rãi, tay lần tràng hạt, chân lần tháng năm. Mẹ bước chân mình vào cửa Phật, bỏ lại sau lưng những vất vả nhọc nhằn, những ưu tư vương vấn để hướng tới ánh hào quang chân thiện mở ra bao cõi ước mong. Dấu bàn chân mẹ như một dấu triện ấn xuống đất đai để từ đó mọc lên sự sống cây đời - Mẹ ơi!

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.