Đưa hươu sao lên nền tảng số, 9X Hà Tĩnh chắp cánh cho đặc sản vươn xa

(Baohatinh.vn) - Về quê lập nghiệp với nghề nuôi hươu, anh Hồ Văn Thuận (Hương Sơn, Hà Tĩnh) ưu tiên chuyển đổi số để đưa đặc sản quê nhà vươn xa.

Hồi hương khởi nghiệp nuôi hươu

Về xã Sơn Giang, nhắc đến trại hươu Nhật Thuận của anh Hồ Văn Thuận (SN 1992, ở thôn 8), người dân địa phương gần như ai nấy đều biết. Bởi, ngoài nuôi hươu để lấy nhung, trại hươu này còn là địa chỉ cung cấp con giống uy tín cho bà con trong vùng. Dẫu vậy, để thành công như hôm nay, anh Thuận đã trải qua không ít khó khăn.

bqbht_br_z6118329942399-e1a5a1c18485a99b922e72ce95f6ba61.jpg
Anh Thuận lựa chọn nghề nuôi hươu của gia đình để lập nghiệp.

Năm 2012, anh Hồ Văn Thuận lựa chọn xa quê để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Ở miền Nam xa xôi, anh gắn bó với nghề làm bánh mì, ấp ủ giấc mơ có thể xây dựng được một thương hiệu riêng cho bản thân. Thế nhưng, đến năm 2015, do công việc không thuận lợi nên anh quyết định trở về quê hương cùng gia đình phát triển nghề nuôi hươu, xây dựng kinh tế.

“Thời điểm ấy, gia đình tôi đã sở hữu đàn hươu 30 con. Đó chính là nguồn động lực thôi thúc tôi lựa chọn nghề nuôi hươu để khởi nghiệp. Cùng đó, tôi đã mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại, nhân đàn lên 100 con, trong đó có 50 con cái sinh sản và 50 con đực cho nhung. Nhờ có bố mẹ hướng dẫn, đồng hành nên đàn hươu phát triển tốt và nhanh chóng mang lại thu nhập nên tôi rất yên tâm. Khởi đầu thuận lợi ấy đã tạo bước đệm cho những thành công sau này” - anh Thuận tâm sự.

bqbht_br_z6118328424937-0f9407c156b3543c3c6a0959755428d5.jpg
Đàn hươu dưới sự chăm sóc của anh Thuận đã cho nhung có chất lượng, trọng lượng tốt.

Dù đã thành công với nghề nuôi hươu, nhưng theo anh Thuận, nghề này cũng có những cái khó riêng biệt, đòi hỏi người nuôi phải học hỏi thường xuyên. Chia sẻ thêm về kỹ thuật nuôi loài “đặc hữu” này, anh Thuận cho biết: “Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của hươu. Theo đó, nguồn thức ăn cho hươu phải đảm bảo độ tươi xanh. Đặc biệt, trong giai đoạn hươu lên nhung, phải bổ sung thêm các loại thức ăn giàu tinh bột để nhung phát triển khỏe, đạt chất lượng và trọng lượng tốt. Bên cạnh đó, việc sàng lọc và chọn giống cũng được tôi thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đàn hươu và sản phẩm nhung”.

Nhờ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi nên đàn hươu của anh Thuận phát triển tốt, đem về thu nhập cao cho gia đình. “Trung bình mỗi năm, từ bán hươu giống, tôi thu về khoảng 500 - 600 triệu đồng. Đối với sản phẩm nhung, tôi thu về khoảng 600 triệu đồng. Nguồn thu này không chỉ giúp cuộc sống gia đình ổn định mà còn tạo nền móng vững chắc giúp tôi có thêm điều kiện mở rộng quy mô trong thời gian tới” - anh Thuận phấn khởi nói.

Chuyển đổi số đưa đặc sản vươn xa

Ngoài việc duy trì tốt đàn hươu của gia đình, anh Thuận còn tận dụng nền tảng mạng xã hội để quảng bá hươu sao Hương Sơn. Hiện nay, anh đang sở hữu kênh Tiktok “Trại hươu giống Nhật Thuận” với gần 74 nghìn lượt theo dõi, kênh Youtube “Trang trại hươu nai giống Nhật Thuận” với hơn 53 nghìn người đăng ký, trang Facebook “Trang trại hươu nai giống Nhật Thuận” với hơn 48 nghìn tài khoản theo dõi.

bqbht_br_z6118338193772-eb2b589964d7e9976d7fb394c0dfcb7d.jpg
Các trang mạng xã hội chia sẻ về kinh nghiệm nuôi hươu của anh Thuận thu hút nhiều lượt xem.

Ngoài ra, anh còn lập trang web: giahuougiong.com để giới thiệu về trang trại hươu giống của gia đình. Những video, nội dung được đăng tải, anh Thuận chủ yếu chia sẻ về các kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc hươu sao.

Nói về ý tưởng lập các trang mạng xã hội này, anh Thuận cho biết: “Là một thanh niên thuộc thế hệ 9X, tôi hiểu rằng, muốn đưa đặc sản của quê hương vươn xa thì phải nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số vào việc quảng bá, phát triển sản phẩm. Đặc biệt, với hươu sao - vật nuôi được xem là “sản vật” của quê nhà, tôi càng phải có trách nhiệm quảng bá rộng rãi hơn nữa. Từ việc quảng bá đó, tôi đã kết nối được với nhiều người yêu thích và quan tâm tới sản phẩm nhung hươu”.

Việc tiếp cận mạng xã hội để quảng bá hươu sao đã giúp anh Thuận mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho gia đình từ việc xuất bán con giống.

Anh Thuận thông tin: “Ngoài việc bán con giống tự nhân tại gia đình, mỗi năm, trang trại của tôi còn thu mua khoảng 400 - 500 con giống của người dân trên địa bàn huyện để cung ứng cho những hộ có nhu cầu nuôi. Đặc biệt, để bà con yên tâm, khi cung cấp con giống, tôi đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhung và nhận thu mua hươu con, từ đó tạo ra chuỗi liên kết bền vững, hai bên cùng có lợi”.

bqbht_br_z6118449495285-604655d435027840b0837fc790702f2b.jpg
Về lâu dài, anh Thuận mong muốn tiếp tục phát triển nghề nuôi hươu của địa phương.

Anh Thuận cũng cho hay: “Về lâu dài, tôi tiếp tục thực hiện các video quảng bá, giới thiệu, chia sẻ về hươu sao Hương Sơn để đăng tải trên các trang mạng xã hội. Cùng đó, chú trọng nâng cao chất lượng đàn hươu để tạo ra nguồn giống uy tín cung ứng cho bà con với mục tiêu cuối cùng là đưa nghề nuôi hươu của địa phương ngày một phát triển”.

Anh Hồ Văn Thuận là thanh niên công giáo tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương. Với sự nhạy bén, anh Thuận nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số, đưa hình ảnh hươu sao Hương Sơn lên các trang mạng xã hội, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và quảng bá đặc sản quê hương. Địa phương đánh giá cao nỗ lực phát triển kinh tế của mô hình này và sẽ tiếp tục đồng hành cùng anh Thuận, thanh niên xã nhà trong hoạt động lập thân, lập nghiệp.

Chủ tịch UBND xã Sơn Giang Nguyễn Đức Thắng

Video: Giới thiệu về đàn hươu tại trang trại hươu sao Nhật Thuận được anh Hồ Văn Thuận đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội.

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.