Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá

(Baohatinh.vn) - Bằng kinh nghiệm bảo quản bí xanh sau thu hoạch, nhiều hộ làm vườn ở Cẩm Bình, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã “găm hàng”, chờ thời điểm giá cao hơn mới xuất bán.

Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá

Bằng kinh nghiệm và kỹ thuật, ông Nguyễn Văn Trung ở thôn Tân An không chỉ trồng bí đạt năng suất cao mà còn bảo quản sản phẩm được 5 tháng sau thu hoạch.

Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên sản lượng bí xanh ở Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) đạt năng suất cao (dự kiến 28-30 tấn/ha). Đến thời điểm này, mặc dù mới lứa thứ nhất nhưng trên tổng diện tích khoảng 28 ha thuộc 43 vườn hộ trên địa bàn xã đã thu hoạch trên 200 tấn bí xanh.

Đang vào chính vụ, sản lượng nhiều nên giá bí xanh còn khá thấp, khoảng 3.000 – 4.000 đồng/kg. Bằng kinh nghiệm bảo quản bí xanh sau thu hoạch, nhiều hộ làm vườn ở đây đã “găm hàng”, chờ thời điểm giá cao hơn mới xuất bán, tránh “được mùa, mất giá”.

Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá
Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá
Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá

Nông dân Cẩm Bình được mùa bí xanh

Vụ bí năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Trung ở thôn Tân An (Cẩm Bình) trồng hơn 2.000m2 bí xanh. Nhờ thời tiết thuận lợi và kỹ thuật chăm sóc tốt nên sản lượng đạt khá cao. Ở lứa thứ nhất, gia đình ông Trung đã thu hoạch trên 5 tấn. Mặc dù thu hoạch nhiều, giá bí trên thị trường còn thấp nhưng ông Trung không hề lo lắng cho cảnh “được mùa, mất giá”.

“Những năm trước, vào vụ bí xanh là người dân chúng tôi mất ăn, mất ngủ vì bị ép giá. Nhưng 2 năm trở lại đây, chúng tôi đã biết bảo quản sản phẩm sau thu hoạch từ 3-5 tháng, chờ thời điểm giá cao hơn mới xuất bán” – ông Trung vui vẻ cho biết.

Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá
Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá

Giàn để nơi sáng sủa, thoáng gió, các quả chồng lên nhau tối đa 3 lớp

Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá

và thường xuyên phải kiểm tra để phát hiện những quả bị hỏng để loại bỏ, tránh lấy lan sang quả khác

Bí quyết bảo quản bí xanh sau thu hoạch của ông Trung và nhiều hộ dân Cẩm Bình cũng khá đơn giản. Thu hoạch bí phải thực hiện từ sáng sớm, cần nhẹ nhàng, tránh bị rơi, va đập. Quả thu về xếp lên giàn bảo quản ngay. Giàn để nơi sáng sủa, thoáng gió, các quả chồng lên nhau tối đa 3 lớp và thường xuyên phải kiểm tra, phát hiện những quả bị hỏng, bị thối phải loại bỏ ngay, tránh lấy lan qua quả khác.

“Quan trọng nhất là phải lựa chọn thời điểm thu hoạch phù hợp. Bí già quá để một thời gian ruột sẽ bị xốp; bí non quá sẽ bị bị chua, nhanh hỏng. Nếu chọn đúng thời điểm thu hoạch và phương pháp bảo quản tốt, bí xanh có thể vẫn tươi xanh từ 3-5 tháng mà chất lượng vẫn đảm bảo” – ông Trung chia sẻ bí quyết.

Được mùa, người trồng bí xanh “găm hàng”chờ... giá

Quan trọng nhất là phải lựa chọn thời điểm thu hoạch phù hợp

Mỗi vụ bí xanh được chia làm 3 đợt thu hoạch, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8. Vụ bí năm nay, người dân Cẩm Bình dự kiến thu hoạch trên 800 tấn. Thời điểm chính vụ, giá bí chỉ khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg nhưng đến cuối năm (tháng 9- 10) giá bí thường đạt trên 8.000 đồng/kg.

Bài toán bảo quản, đảm bảo chất lượng nông sản sau thu hoạch, bước đầu đã được người làm vườn Cẩm Bình tìm ra lời giải, giúp tránh lâm cảnh “được mùa mất giá”.

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.