Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hơn 7 năm

Trên thị trường châu Á, giá dầu Brent đạt mức 86,84 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2014.

Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hơn 7 năm

Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong hơn 7 năm qua. (Ảnh: CNA)

Giá dầu Brent và Tây Texas (WTI) đã tăng hơn 10% kể từ đầu năm đến nay khi các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng trong bối cảnh thế giới dần quay trở lại trạng thái bình thường và tái mở cửa các nền kinh tế sau đại dịch.

Bên cạnh đó, vụ tấn công mà lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện nhằm vào nhà máy lọc dầu ở Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), khiến 3 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương ngày 17/1 vừa qua đã gây ra tâm lý lo ngại về nguồn cung từ khu vực này đã phần nào tác động đến giá dầu.

Cả dầu Brent và dầu WTI đã tăng trên 50% trong năm 2021, nhờ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và các nước sản xuất hạn chế sản lượng.

Mới đây, giới phân tích đã dự báo rằng sau khi tăng trên 50% vào năm 2021, giá dầu thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022, có thể lên mức 90 USD/thùng, thậm chí vượt mốc 100 USD/thùng do năng lực sản xuất hạn chế và đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ sụt giảm. Bên cạnh đó, giá dầu toàn cầu được cho là sẽ tiếp tục tăng trong năm nay khi nhu cầu nhiên liệu máy bay gia tăng.

Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm 2022, giá dầu thô Brent đã tăng 11%. Theo các nhà phân tích thị trường, giá dầu Brent sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian nữa.

Khi nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhu cầu dầu thô toàn cầu đã tăng lên vào năm 2021 được cho là dẫn đến giá cả tăng mạnh. Giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí duy trì mức tăng sản lượng dầu thô ở mức 400.000 thùng/ngày trong bối cảnh giá dầu liên tiếp chạm các mốc kỷ lục.

Trước đó, OPEC+ đã thực hiện các biện pháp mang tính lịch sử vào tháng 4/2020 khi cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong một nỗ lực hỗ trợ giá dầu khi nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19. Kể từ đó, OPEC+ đã từ từ đưa sản lượng trở lại thị trường, đồng thời nhóm họp mỗi tháng để thảo luận về chính sách sản lượng trong thời gian tiếp theo.

Tháng 11/2021, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol đã kêu gọi OPEC+ hành động nhiều hơn nữa nhằm giúp hạ giá dầu đang tăng cao.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định nước này sẽ xuất 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược – đợt xả kho lớn nhất lịch sử Mỹ trong nỗ lực phối hợp với các quốc gia tiêu thụ năng lượng chủ chốt khác gồm, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh nhằm hạ nhiệt giá dầu đang tăng cao./.

Theo Đảng Cộng sản

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.