Giám sát chặt chẽ việc đưa máy gặt ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) yêu cầu chính quyền địa phương các xã giám sát chặt, tuyệt đối không để các chủ máy không đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19 về trên địa bàn.

Giám sát chặt chẽ việc đưa máy gặt ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu

Sáng nay (20/8) huyện Kỳ Anh tổ chức cuộc họp quán triệt một số nội dung liên quan đến thu hoạch lúa hè thu.

Vụ hè thu năm nay, huyện Kỳ Anh gieo cấy 4.490,2, gồm các loại giống như: Hương thơm 1, Thiên ưu 8, Khang dân 18, Xuân Mai 12, Dự hương 8, nếp 97, 98…

Qua kiểm tra, khảo sát trên các cánh đồng, hiện nay 95% diện tích lúa gieo cấy đang giai đoạn chắc xanh - vàng mơ. Dự kiến thu hoạch tập trung từ 28/8-8/9.

Giám sát chặt chẽ việc đưa máy gặt ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu

Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong Võ Tiến Sửu: Chính quyền sẽ tập trung cao về thu hoạch lúa vụ hè thu đảm bảo theo kế hoạch.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên một số máy gặt của các tỉnh phía Nam không thể đưa máy về phục vụ bà con nông dân trên địa bàn như hằng năm. Hiện nay, toàn huyện có 107 máy gặt đập liên hoàn.

Giám sát chặt chẽ việc đưa máy gặt ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu

Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân Nguyễn Văn Chung: Xã sẽ cử lực lượng giám sát chặt chẽ, những trường hợp chủ máy, phụ máy không đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19 sẽ không được về trên địa bàn

Vụ hè thu năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, bà con nông dân chủ động phòng, chống dịch bệnh, chấp hành nghiêm về lịch thời vụ nên năng suất dự tính đạt tương đối cao.

Giám sát chặt chẽ việc đưa máy gặt ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải kết luận buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải yêu cầu, chính quyền địa phương các xã chỉ đạo bà con nhân dân trên địa bàn quyết liệt, tập trung thu hoạch sớm lúa vụ hè thu khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tương đối bình yên; phấn đấu hoàn thành trước ngày 10/9, trong đó ưu tiên thu hoạch sớm những vùng có nguy cơ ngập lụt cao.

Các địa phương phải có cam kết giữa chủ máy với các hộ dân về các nội dung: giá cả, diện tích, thời gian thu hoạch; yêu cầu giá gặt mỗi sào từ 120-130 ngàn đồng.

Giám sát chặt chẽ việc đưa máy gặt ngoài địa bàn vào thu hoạch lúa hè thu

Trước khi vào cuộc làm việc, lãnh đạo huyện Kỳ Anh, phòng chuyên môn đã đi thăm đồng. (Ảnh: Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải kiểm tra lúa ở xã Kỳ Giang)

Các địa phương cần tuyên truyền bà con nông dân làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế; tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ khi có các người đưa máy gặt từ ngoại huyện, ngoại tỉnh vào địa bàn. Theo đó, các chủ máy, người phụ máy phải đảm bảo đầy đủ quy định phòng, chống dịch COVID-19 và chấp hành quy định về mức giá theo quy định của địa phương.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),