Giống VTNA2 ở Hà Tĩnh: Dân sản xuất 11.500ha, DN nói chỉ khoảng 1.000ha!

(Baohatinh.vn) - Theo con số tổng hợp từ các địa phương, số diện tích gieo cấy giống lúa VTNA2 trong vụ Xuân 2018 tại Hà Tĩnh là 11.500 ha. Tuy nhiên, phía Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An lại đưa ra con số chỉ cung ứng cho thị trường Hà Tĩnh khoảng 1.000 ha.

“Cháy nhà” ra mặt… giống

Sở dĩ số lượng giống VTNA2 được nhiều người quan tâm là do vụ Xuân năm nay, giống lúa này “lọt” vào điển hình nhóm giống nhiễm bệnh. Từ đạo ôn đến đốm nâu, bệnh xuất hiện trên VTNA2 với diện tích nhiễm lớn, tỷ lệ cao và gần như “phủ” khắp các địa phương.

giong vtna2 o ha tinh dan san xuat 11 500ha dn noi chi khoang 1 000ha

Bệnh đạo ôn lá xảy ra trên giống VTNA2 tại Cẩm Xuyên

Trong khi, “lùng” lại diện tích các địa phương đã sử dụng, Sở NN&PTNT nhận được con số 11.500 ha, chiếm gần 20% tổng diện tích lúa xuân của toàn tỉnh. Khoan bàn về cơ cấu giống (theo đề án sản xuất vụ xuân, không cơ cấu một giống chiếm 20% tổng diện tích- PV), chính diện tích này cũng khiến cơ quan chuyên môn… khó tin.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay: “Sở đang yêu cầu Chi cục Trồng trọt& BVTV tỉnh ra soát, thống kê lại diện tích giống lúa VTNA2. Con số 11.500 ha giống VTNA2 do các địa phương thống kê chắc chắn không chính xác”.

giong vtna2 o ha tinh dan san xuat 11 500ha dn noi chi khoang 1 000ha

Số lượng giống VTNA2 xuất theo hóa đơn ra thị trường Hà Tĩnh trong vụ xuân 2018

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, tập quán sản xuất của nông dân Hà Tĩnh vẫn là tự để giống. Tuy nhiên, rất khó lường số lượng giống này là bao nhiêu trong dân!

Điều đáng nói, khi bị phản ảnh giống VTNA2 trong vụ xuân 2018 bị nhiễm sâu bệnh nặng thì phía Tổng công ty CP VTNN Nghệ An lại phủ nhận “đứa con” của mình và cho rằng doanh nghiệp này chỉ cung ứng cho thị trường Hà Tĩnh 101,831 tấn (tương đương với khoảng 1.000 ha lúa gieo cấy).

Nếu con số này là thật, số lượng này chỉ mới đáp ứng được 1/10 lượng giống cần cho diện tích 11.500 ha mà các địa phương thống kê trước đó. Sẽ phải có ít nhất 10.500 ha chưa thể xác minh được nguồn gốc của giống từ đâu ra. Mà chỉ đến khi “đụng sự” thì “lai lịch” của VTNA2 mới được rà soát ngược?

Bà Nguyễn Thị Phượng, Phòng Kinh tế TP Hà Tĩnh cho biết: “Do đầu vụ xuân 2018, thị trường khan giống VTNA2 nên bà con đã lấy giống từ nhiều kênh. Có người tự để giống, có người lại ra tận Nghệ An để mua giống về”

Theo thông tin của chúng tôi, số lượng giống có hóa đơn mà Tổng công ty CP VTNN Nghệ An xuất ra thị trường Hà Tĩnh là số “chính thất”, còn một lượng giống VTNA2 lại đi theo nhiều đường “tiểu ngạch” nên cơ quan quản lý khó kiểm soát hết!

Vẫn “lọt” bộ giống chủ lực?

Có thể khó để khẳng định một cách cụ thể số diện tích VTNA2 tại Hà Tĩnh trong vụ xuân 2018. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, lúa VTNA2 có nhiều biểu hiện thoái hóa, nhiễm sâu bệnh trên diện rộng. Điển hình của vụ xuân năm nay là bệnh đạo ôn, đốm nâu, khô đầu lá.

giong vtna2 o ha tinh dan san xuat 11 500ha dn noi chi khoang 1 000ha

Dịch bệnh hoành hành trên giống lúa được xem là chủ lực

Vụ hè thu 2018, khi điều kiện canh tác bất thuận, nhiều diện tích trồng lúa biểu hiện suy thoái; hạn hán, thiếu nước tưới cộng với trình độ thâm canh thiếu cân đối của bà con nông dân sẽ tiếp tục có thể bùng phát trở lại bệnh đốm nâu, khô đầu lá trên bộ giống nhiễm.

Dù vậy, VTNA2 vẫn được “điểm tên” trong số 10 giống chủ lực của tỉnh mặc cho nhiều ý kiến băn khoăn. Ông Đặng Trần Phong, Phó Bí thư Huyện ủy Can Lộc cho hay: “Sau khi bỏ giống Thiên ưu 8, bà con thay thế bằng giống VTNA2. Tuy nhiên, loại này chỉ ưu việt khi sử dụng giống nguyên chủng, còn ở các cấp giống khác lại xảy ra nhiễm sâu bệnh. Vụ này, để lựa chọn bộ giống chủ lực có chất lượng là rất khó!”.

giong vtna2 o ha tinh dan san xuat 11 500ha dn noi chi khoang 1 000ha

Người dân ái ngại với VTNA2 trong mùa gieo cấy tiếp theo

Về phía người nông dân, nhiều người lắc đầu. “Vụ hè thu, dù có cơ cấu thì chúng tôi cũng không sử dụng giống VTNA2 nữa. Đồng ruộng vụ xuân, 3- 4 lần thuốc BTVT nhưng không biết có vớt lại được năng suất không”, ông Phan Danh Quế, Bí thư thôn K130, Tiến Lộc (Can Lộc) cho biết...

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.