Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

(Baohatinh.vn) - Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên tàu cá sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác. Bởi vậy, Hà Tĩnh đang tích cực tăng cường công tác quản lý với mục tiêu cung cấp nguồn hải sản sạch đến người tiêu dùng.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Tàu thuyền có chiều dài trên 15m phải được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngư dân Trần Ngọc Quý – xóm Hải Hà, xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) cho biết: "Những năm gần đây, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản ngày một khắt khe. Bởi vậy, tàu của tôi phải đáp ứng các yêu cầu về cách bố trí, trang thiết bị, dụng cụ và cả hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo cung cấp cho thị trường hải sản an toàn và nâng cao giá trị sản phẩm.

Mới đây, thanh tra của Chi cục Thủy sản đã đến kiểm tra và hướng dẫn chúng tôi làm thủ tục để được cấp giấy Chứng nhận ATVSTP theo quy định mới. Với tôi, việc quản lý này là hết sức cần thiết để người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua hải sản đảm bảo chất lượng.”

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Hầm bảo quản hải sản sau khai thác phải đảm bảo theo đúng quy định

Ông Nguyễn Viết Hùng – Phụ trách phòng Khai thác Chi cục Thủy sản cho hay: Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn của người dân, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy chuẩn 02-13:2009/ BNN - PTNT - Tàu cá - Điều kiện bảo đảm ATVSTP, quy định những điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các tàu đánh bắt, chế biến, thu mua và vận chuyển hải sản.

Để thực hiện quy chuẩn này, các tàu cá có chiều dài trên 15m phải đạt 10 chỉ tiêu khá cụ thể về kết cấu, bố trí trên tàu cá, trang thiết bị bảo quản sản phẩm, hóa chất bảo quản, hệ thống thoát nước thải, chất thải, dụng cụ làm vệ sinh, khử trùng.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị kinh tế

Gần đây, Chi cục Thủy sản đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn các chủ tàu thực hiện theo đúng những chỉ tiêu đã đề ra, giúp ngư dân nâng cao ý thức và góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, thẩm định được 10/139 tàu cá đáp ứng đủ điều kiện, chuẩn bị cấp giấy chứng nhận ATVSTP cho các tàu cá này.

“Công tác kiểm tra, thẩm định để cấp giấy chứng nhận ATVSTP trên địa bàn còn gặp một vài khó khăn. Trước hết, những tàu cá có chiều dài trên 15m đều khai thác vùng biển khơi, đánh bắt dài ngày và cập cảng ở nhiều tỉnh khác nên rất khó tiếp cận. Mặt khác, ý thức của một số chủ tàu chưa cao nên còn chần chừ, do dự khi phải bỏ ra 700 nghìn đồng để được cấp giấy chứng nhận ATVSTP” – ông Hùng chia sẻ.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Tàu thuyền có chiều dài dưới 15m phải ký cam kết hải sản khai thác đảm bảo ATVSTP

Ngay cả đối với những tàu cá dưới 15m cũng bắt buộc phải ký cam kết đối với các sản phẩm hải sản đánh bắt được phải đảm bảo ATVSTP, không sử dụng các loại hóa chất để bảo quản, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện, toàn tỉnh đã có 2400/3821 tàu ký cam kết thực hiện theo đúng quy định.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Văn phòng đại diện Thanh tra kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh từ kiên quyết từ chối tàu thuyền cập cảng khi chưa có giấy chứng nhận ATVSTP.

Theo ông Lê Đức Nhân – Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Tĩnh, để đánh giá tàu cá đảm bảo ATVSTP, các ngành liên quan ngoài việc kiểm tra, chấn chỉnh thì công tác tuyên truyền vẫn nên ưu tiên hàng đầu. Nếu chỉ làm giấy chứng nhận ATVSTP để đối phó, thì ngư dân sẽ không thay đổi được cách đánh bắt, bảo quản truyền thống, không nâng cao hiệu quả sản xuất và hải sản sạch đến tay người tiêu dùng vẫn mãi chỉ là trên giấy tờ.

Sở NN&PTNT vừa có công văn yêu cầu Văn phòng đại diện Thanh tra kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo ATVSTP trên tàu cá vào cập cảng. Trong đó, kiên quyết từ chối không cho các tàu cá có chiều dài 15m trở lên cập cảng khi chưa có giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.