Hà Tĩnh chủ động kịch bản phòng chống dịch trong tình huống mưa bão

(Baohatinh.vn) - Nhằm đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 trong tình huống ứng phó với mưa bão, ngành chức năng và các địa phương ở Hà Tĩnh đã xây dựng kịch bản, chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, vật tư, thuốc men, các tình huống sơ tán dân.

Chuẩn bị kế hoạch ứng phó với tình huống xảy ra mưa bão, UBND thị xã Kỳ Anh chỉ đạo chính quyền các xã, phường nhất là ở ven biển, ven sông như: Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Nam, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh chủ động các phương án di dời vật tư, thiết bị y tế, thuốc men tại các trạm y tế; đảm bảo vật tư, các nhu yếu phẩm phục vụ các khu cách ly tập trung nếu còn có người cách ly. Đặc biệt, chỉ đạo khu cách ly tập trung và khu theo dõi F0 của tỉnh triển khai chu đáo các giải pháp ứng phó kịp thời.

Hà Tĩnh chủ động kịch bản phòng chống dịch trong tình huống mưa bão

Trong cơn bão số 5 vừa qua, lực lượng nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung Mitraco tiến hành chằng chéo lại hệ thống cửa sổ.

Thiếu tá Nguyễn Văn Thắng - Phó khung cách ly tập trung Mitraco cho biết: “Để chủ động ứng phó với mưa bão, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại khu cách ly đã lên phương án sẵn sàng di chuyển các công dân cách ly ở các tầng 4, tầng 5 xuống các tầng thấp hơn để đảm bảo an toàn. Phân công lực lượng kiểm tra lại hệ thống cơ sở vật chất để có biện pháp gia cố, chằng chống, đảm bảo an toàn cho người cách ly và các bệnh nhân COVID-19”.

Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên cũng đã chỉ đạo các trạm y tế xã vùng ngập lụt sẵn sàng phường án di chuyển vật tư, thiết bị, thuốc men lên tầng cao và chuẩn phương án di dời những công dân đang cách ly tại nhà đến các khu vực an toàn.

Hà Tĩnh chủ động kịch bản phòng chống dịch trong tình huống mưa bão

Nằm ở ví trí thấp, thường xuyên bị ngập lụt năng nên BVĐK huyện Cẩm Xuyên luôn sẵn sàng di chuyển bệnh nhân, vật tư máy móc tầng 1 lên tầng 2 khi có mưa lũ kéo dài.

Theo bác sỹ Trần Huy Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên, để ứng phó với các tình huống dịch bệnh COVID-19 có thể xảy ra trong thời điểm mưa lũ, một số khách sạn, trạm y tế dôi dư đều được sẵn sàng trở thành khu cách ly tập trung để đưa các trường hợp F1, người nghi nhiễm đi cách ly. Tại các địa điểm này, lương thực, thuốc men và các vật tư cần thiết khác sẽ đảm bảo phục vụ cho khu cách ly hoạt động trong thời gian mưa lũ xảy ra.

Hà Tĩnh chủ động kịch bản phòng chống dịch trong tình huống mưa bão

BVĐK tỉnh đã thành lập 3 nhóm cấp cứu, cứu nạn, phẫu thuật để hỗ trợ các địa phương và cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng thành lập 3 nhóm cấp cứu, cứu nạn, phẫu thuật với 33 cán bộ, nhân viên, được trang bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men, phương tiện. Các nhóm sẽ thường trực 24/24h sẵn sàng hỗ trợ các địa phương sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân và hỗ trợ các cơ sở đang điều trị bệnh nhân COVID-19 khi có tình huống xảy ra.

Khu cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 của bệnh viện tại Khoa Truyền nhiễm cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận và điều trị khi có bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng, các trường hợp F1, các bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ trong thời điểm mưa lũ.

Hà Tĩnh chủ động kịch bản phòng chống dịch trong tình huống mưa bão

Khi có lệnh, BVĐK tỉnh sẽ nhanh chóng thực hiện sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân.

Bước vào mùa mưa bão, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị y tế cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có các biện pháp phòng, chống, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cơ sở y tế. Các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động rà soát, bổ sung các kế hoạch, phương án phòng, chống bão, lũ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trên cơ sở chỉ đạo của Sở, hiện nay, các địa phương đang gấp rút bổ sung các phương án sơ tán dân; công tác đảm bảo an ninh và quy định phòng, chống dịch tại khu tránh trú mưa bão; kịch bản xử lý tình huống khi có người nghi nhiễm hoặc ca F0 tại điểm tránh trú.

Bên cạnh đó, các giải pháp về hậu cần tại các điểm tránh trú, khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng được các địa phương bổ sung vào phương án phòng, chống bão, lũ.

Hà Tĩnh chủ động kịch bản phòng chống dịch trong tình huống mưa bão

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động phương án ứng phó nhằm hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại (Ảnh tư liệu: Nhiều thiết bị của Trạm Y tế Cẩm Quang bị hư hỏng sau đợt mưa lũ tháng 10/2020).

Bác sỹ Nguyễn Tuấn, Quyền Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Quan trọng nhất và khó nhất khi ứng phó với bão, lũ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là phương án sơ tán dân. Ở những khu vực bình thường, cần ưu tiên xen ghép, sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung. Đối với sơ tán dân trong khu vực phong tỏa, cần chủ động xét nghiệm trước khi sơ tán, chuẩn bị được khu cách ly và sẵn sàng bố trí nơi cách ly riêng, phương tiện vận chuyển riêng khi xuất hiện ca F0, F1 trong số dân sơ tán.

Cùng với việc sẵn sàng các điều kiện về hậu cần khác như: vật tư, bảo hộ, nhu yếu phẩm... để đáp ứng nhu cầu thì phương án vận chuyển, cách ly các F0, F1 trong khu vực bị cô lập cần được tính đến”.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.