Hà Tĩnh đã gieo cấy 10.983 ha lúa vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Thực hiện sản xuất vụ xuân 2021, đến ngày 20/1, các địa phương Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành công tác làm đất; đã gieo cấy 10.983ha/59.050ha (đạt 18,3% kế hoạch).

Hà Tĩnh đã gieo cấy 10.983 ha lúa vụ xuân

Nông dân thị trấn Nghèn (Can Lộc) dùng ni lon để chống chuột bọ phá hại số thóc giống vừa gieo.

Toàn tỉnh đã bắc là 583 ha diện tích mạ (tương ứng diện tích cấy 8.455 ha), diện tích gieo thẳng là 2.528 ha.

Diện tích mạ đã bắc đang giai đoạn 2 - 4 lá, tập trung các giống IR1820, NX30, Xi23, XT28, P6, HT1, Nếp…; diện tích gieo thẳng giai đoạn mũi chông đến 2 lá, tập trung các giống P6, HT1, Nếp… Các địa phương cơ bản triển khai đúng lịch thời vụ.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết, mặc dù đã được cơ quan chuyên môn khuyến cáo nhưng một số nơi, người dân khi bắc mạ sử dụng phân vô cơ (ure, NPK) bón lót dẫn đến một số diện tích mạ bị chết.

Để đảm bảo cây lúa vụ xuân sinh trưởng, phát triển tốt, cơ quan chuyên môn khuyến cáo: Đối với diện tích lúa đã gieo thẳng, bà con nông dân phải thường xuyên kiểm tra, duy trì mực nước trên mặt ruộng hợp lý, không bón đạm cho lúa trong những ngày trời rét, tiến hành tỉa dặm và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm.

Hà Tĩnh đã gieo cấy 10.983 ha lúa vụ xuân

Khi thời tiết ấm (trên 20 độ C) và mạ đã có lá thật, cần tiến hành luyện mạ bằng cách mở nilon ở 2 đầu luống để mạ từng bước thích ứng với điều kiện thời tiết.

Đối với diện tích mạ đã bắc, cần tiếp tục duy trì che phủ ni lông, giữ đủ nước để giữ ấm cho mạ; bón bổ sung phân chuồng hoai mục, tro bếp để chống rét cho mạ. Những vùng chủ động nước tưới ban đêm cho nước vào xăm xắp luống mạ, ban ngày rút nước ra. Tuyệt đối không cấy khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C.

Khi thời tiết ấm trên 20 độ C và mạ đã có lá thật, tiến hành luyện mạ bằng cách mở nilon ở 2 đầu luống để mạ từng bước thích ứng với điều kiện thời tiết. Khi thời tiết ấm hoàn toàn và mạ đã đạt trên 2 lá, trước khi cấy 3 - 5 ngày tiến hành mở từ từ toàn bộ nilon che phủ.

Không gieo thẳng, bắc mạ vào thời điểm rét đậm, rét hại, khi nhiệt độ dưới 15 độ C. Đối với diện tích chưa gieo cấy, bắc mạ, tăng cường kiểm tra, giám sát và linh hoạt trong chỉ đạo thời điểm xuống giống trên cơ sở khung lịch thời vụ và diễn biến của thời tiết; tránh tình trạng bắc mạ, gieo thẳng tự phát vào thời gian thời tiết rét đậm, rét hại.

Hà Tĩnh đã gieo cấy 10.983 ha lúa vụ xuân

Đối với diện tích lúa đã gieo thẳng cần thường xuyên kiểm tra, duy trì mực nước trên mặt ruộng hợp lý; dùng các biện pháp chống chuột bọ phá hại.

Thường xuyên kiểm tra các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, chú ý bệnh đạo ôn, ruồi đục nõn...

Bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, sẵn sàng các phương án phòng, chống rét kịp thời; chuẩn bị đủ mạ và nguồn giống lúa dự phòng đảm bảo chất lượng để chủ động khắc phục khi cần thiết.

Trong diễn biến liên quan, đến nay, các đơn vị cung ứng giống đã cung ứng khoảng 1.652 tấn, (tương đương với 27.530 ha diện tích gieo cấy), trong đó: nguồn giống xuất dự trữ quốc gia 500 tấn, nguồn từ các đơn vị doanh nghiệp cung ứng 1.152 tấn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.