Hà Tĩnh đánh giá, phân hạng 26 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020

(Baohatinh.vn) - Yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm OCOP Hà Tĩnh chính là vấn đề chất lượng và quy mô sản phẩm để sản phẩm có thể phát triển, vươn xa trên thị trường và mang lại niềm tin cho người tiêu dùng

Trong 3 ngày 12 - 14/10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đánh giá, phân hạng 26/35 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020.

Dự khai mạc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP tỉnh cùng một số lãnh đạo sở, ngành, địa phương liên quan.

Hà Tĩnh đánh giá, phân hạng 26 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020

Theo danh sách Hội đồng cấp huyện đề xuất, đợt 1 năm 2020, toàn tỉnh có 35 sản phẩm nằm trong diện tham gia đánh giá, chấm điểm. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu của Hội đồng cấp tỉnh, chỉ 26/35 sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng.

Các địa phương có sản phẩm đưa vào đánh giá, phân hạng đợt này gồm các huyện: Thạch Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Kỳ Anh; TX Hồng Lĩnh và TP Hà Tĩnh.

Tại buổi đánh giá, các chủ thể có sản phẩm trình bày, giới thiệu sản phẩm trước Hội đồng. Sau đó, Hội đồng đánh giá thảo luận, chấm điểm sản phẩm theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Hà Tĩnh đánh giá, phân hạng 26 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020

Sản phẩm rà gạo lứt Omega An Phát (Thạch Hà) - 1 trong 26 sản phẩm được đưa vào vào đánh giá, phân hạng đợt 1/2020

Phát biểu tại buổi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP sẽ thực hiện nghiêm túc, khắt khe. Mục đích là để tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được truy xuất nguồn gốc bài bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn mong muốn, Hội đồng đánh giá phát huy tinh thần, trách nhiệm, công khai, khách quan, nghiêm túc để có sự đánh giá, thẩm định chính xác, đúng chất lượng và yêu cầu đề ra. Với những sản phẩm đã được xếp hạng, nếu trong quá trình đánh giá không đảm bảo chất lượng sẽ thu hồi sao.

Hà Tĩnh đánh giá, phân hạng 26 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Yêu cầu cao nhất chính là vấn đề chất lượng và quy mô sản phẩm để sản phẩm có thể phát triển vươn xa trên thị trường và mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong 72 sản phẩm đạt chuẩn OCOP năm 2019, đến nay, hầu hết phát triển khá tốt; trong đó, một số sản phẩm có bước tăng trưởng ngoạn mục, chủ cơ sở phấn khởi, người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Đối với những sản phẩm còn hạn chế, có tình trạng lạm dụng thương hiệu OCOP, sắp tới, tỉnh sẽ xây dựng quy chế, phân công lực lượng rà soát, giám sát. Trường hợp kiểm tra lại phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu kiên quyết đưa ra khỏi OCOP.

Hà Tĩnh đánh giá, phân hạng 26 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020

Đoàn kiểm tra, đánh giá sản phẩm tôm nõn khô của Tổ hợp tác Kinh doanh và chế biến thủy hải sản Hoa Linh Chi, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (ngày 7/10/2020).

Được biết, trong 26 sản phẩm được tuyển chọn, đưa ra đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020 có nhiều sản phẩm được chủ cơ sở đầu tư sản xuất bài bản, đơn cử: Trà gạo lứt Omega An Phát; dưa lưới Ngọc Khuê; bánh đa nem Thuận Kỷ; giò lụa Tiến Giáp; nước mắm, sứa Luận Nghiệp; mực khô, tôm nõn Thu Hùng…

Trước đó, ngày 28/9/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng đã ký quyết định số 3264/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Tĩnh năm 2020. Hội đồng cấp tỉnh gồm 12 thành viên, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn làm Chủ tịch.

Hội đồng tổ chức đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, công nhận sản phẩm đạt từ 3 sao đến 4 sao; đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt 5 sao, theo quy định.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.