Hà Tĩnh hỗ trợ khẩn cấp gần 13 tỷ đồng ổn định chăn nuôi

(Baohatinh.vn) - Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa thống nhất cho UBND tỉnh được trích 12.594 triệu đồng từ nguồn thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2017 và trích dự phòng ngân sách tỉnh năm 2017 nhằm hỗ trợ khẩn cấp để ổn định chăn nuôi lợn.

Trong đó, hỗ trợ tiền điện 9.720 triệu đồng, hóa chất 1.260 triệu đồng, vắc xin 1.614 triệu đồng như đề nghị của UBND tỉnh.

ha tinh ho tro khan cap gan 13 ty dong on dinh chan nuoi

Thời gian qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ người chăn nuôi lợn giảm bớt khó khăn, ổn định sản xuất

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh đã triển khai các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ người chăn nuôi lợn giảm bớt khó khăn, ổn định sản xuất, đặc biệt sản xuất lợn giống, trong đó đã giao Sở Tài chính, Sở NN&PTNT tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ khẩn cấp ổn định chăn nuôi lợn nái.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh dự kiến hỗ trợ tiền điện, hóa chất tiêu độc khử trùng và vắc xin tiêm phòng dịch bệnh cho 30 cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô 300 con trở lên, trong đó có 25 cơ sở của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, các công ty quy mô nhỏ và 5 cơ sở của các công ty thành viên của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh;

Hỗ trợ hóa chất tiêu độc khử trùng và vắc xin tiêm phòng dịch bệnh cho các công ty thành viên của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh thuê 5 cơ sở nuôi gia công lợn nái quy mô 300 con trở lên; không hỗ trợ tiền điện vì chi phí tiền điện của các cơ sở gia công đã được các công ty thành viên của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh chi trả trong phần thu nhập thực hiện gia công, không tách được chi phí tiền điện cho các công ty này.

Không thực hiện hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi gia công của Công ty cồ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (02 cơ sở) do các chi phí về nhân công, tiền điện của các cơ sở này đã được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi trả trong phần thu nhập thực hiện gia công; chi phí hóa chất, vắc xin do Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam cấp phát.

Cụ thể chính sách sẽ hỗ trợ theo 3 khoản: Tiền điện; hóa chất tiêu độc khử trùng; vắc xin tiêm phòng dịch lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng và dịch tai xanh.

Về tiền điện: Đối với cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô từ 300 con đến dưới 500 con, hỗ trợ 100% chi phí tiền điện từ tháng 5 đến tháng 10/2017 (6 tháng); tối đa không quá 240 triệu đồng/cơ sở;

Đối với cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô từ 500 con đến dưới 1.000 con, hỗ trợ 100% chi phí tiền điện từ tháng 5 đến tháng 10/2017 (6 tháng); tối đa không quá 360 triệu đồng/cơ sở;

Đối với cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô từ 1.000 con trở lên, hỗ trợ 100% chi phí tiền điện từ tháng 5 đến tháng 10/2017 (6 tháng); tối đa không quá 600 triệu đồng/cơ sở;

Về hóa chất tiêu độc khử trùng, hỗ trợ hóa chất phun tiêu độc khử trùng từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2017; tối đa không quá 240 lít/cơ sở.

Về vắc xin tiêm phòng dịch lở mồm long móng, dịch tà, tụ huyết trùng và dịch tai xanh, hỗ trợ tối đa 1 liều/loại vắc xin/con nái.

Tiền điện hỗ trợ được cấp qua ngân sách cấp huyện để UBND cấp huyện thực hiện; tiền mua hóa chất và vắc xin cấp qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y để thực hiện.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.