Hà Tĩnh khẩn trương ứng phó bão Thần Sét

(Baohatinh.vn) - Bão số 3 (tên quốc tế là Dianmu, còn gọi là Thần Sét) đang mạnh lên từng giờ và được dự báo sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An từ sáng nay (19/8)...

Dù không nằm trong tâm bão nhưng khu vực Hà Tĩnh dự báo có mưa to đến rất to trên diện rộng, khả năng xuất hiện lũ trên các sông, gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp…

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và chính quyền tỉnh, các địa phương ở Hà Tĩnh đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra.

ha tinh khan truong ung pho bao than set

Tại Lộc Hà, đến cuối giờ chiều qua (18/8), 322 tàu thuyền thuộc 3 xã ven biển đã vào bờ an toàn.

Hiện nay, các trà lúa hè thu đang bước vào giai đoạn trổ bông (35% diện tích đã trổ) và dự tính trổ tập trung từ 20- 25/8 tới. Nếu gặp mưa lớn trong thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch cuối vụ. Trong khi đó, thời vụ thả nuôi các loại giống thủy sản muộn hơn mọi năm, nếu mưa với cường độ lớn thì rất nguy cấp cho các hồ nuôi trồng thủy sản. Cây ăn quả, các loại hoa màu đang bước vào kỳ thu hoạch, khả năng ảnh hưởng là không hề nhỏ.

Cẩm Xuyên có diện tích lúa hè thu lớn nhất tỉnh, trong đó diện tích lớn đang bước vào kỳ trổ bông. Trên địa bàn còn có 500 ha nuôi trồng thủy sản (mặn lợ và ngọt), 3 hồ chứa lớn (Kẻ Gỗ, Thượng Tuy và Sông Rác), tuyến đê biển dài và 7 xã vùng biển với 900 tàu thuyền. Ở phía Tây, dự án chăn nuôi bò của Công ty Chăn nuôi Bình Hà đang là nỗi lo lớn khi có thể xảy ra lở đất tràn vào khe suối, nhà dân khi mưa lớn xảy ra.

Ông Phạm Đăng Nhật - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Việc đầu tiên là liên lạc với tàu, thuyền đang hoạt động trên biển; quản lý phương tiện, cấm ngư dân ra biển từ trưa 18/8. Đối với sản xuất nông nghiệp, huyện đang tập trung chỉ đạo các địa phương khơi thông luồng lạch, trục tiêu, sửa chữa các công dưới thân đập để đảm bảo tiêu úng tốt nhất, không làm ảnh hưởng đến lúa; hướng dẫn bà con NTTS vây lưới xung quanh bờ thửa, nâng cao trình của hồ nuôi nhằm tránh tổn thất do ngập úng. Cùng đó, phối hợp với Công ty Chăn nuôi Bình Hà để có giải pháp ứng phó xói lở đất và đảm bảo vệ sinh môi trường sau mưa bão vùng nuôi”.

ha tinh khan truong ung pho bao than set

Nếu gặp mưa lớn trong thời điểm này, năng suất lúa hè thu sẽ bị ảnh hưởng

Cũng theo lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên, trong sáng 19/8, huyện sẽ chỉ đạo ra quân đồng loạt phát quang đường dây điện, chặt cây, tỉa cành để không xảy ra những sự cố đáng tiếc trong mưa bão.

Huyện Kỳ Anh đang có 4.300 ha lúa đang bước vào thời kỳ trổ bông nên đây là mối nguy đáng lo nhất trong trường hợp mưa lớn có thể gâp ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Hiện, huyện đang tập trung lực lượng ra quân khơi thông cống rãnh, mương máng thủy lợi, đảm bảo tiêu thoát tốt nhất.

Tại Hương Sơn, theo Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Quang Thọ, huyện yêu cầu các địa phương cắm biển cảnh báo tại các hồ chứa, lòng sông, các điểm thường bị ngập lụt, nước chảy xiết trên các tuyến đường giao thông, cầu cống, khi có sự cố hoặc ngập sâu phải bố trí lực lượng trực canh gác, hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn cho người, phương tiện qua lại. Rà soát cụ thể và thông báo đến các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất (Sơn Kim 1, Sơn Tây, Sơn Hồng). Vùng hạ du công trình thủy điện Hương Sơn, các hồ đập, vùng ngập sâu, chủ động phòng tránh; không vào rừng, không chăn thả gia súc, lấy nước sản xuất ở ven sông suối; chuẩn bị phương án sơ tán theo chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện. Huyện cũng chỉ đạo đơn vị quản lý công trình thủy lợi điều tiết vận hành tràn xả lũ theo quy trình, hạn chế ngập lụt hạ du và tích nước đủ phục vụ sản xuất.

Từ chiều, tối 18/8 đến sáng nay, TP Hà Tĩnh có mưa rải rác. Tinh thần chuẩn bị ứng phó bão của một số đơn vị đã sẵn sàng. Tại gói thầu HT – 3 Dự án phát triển đô thị loại II – TP. Hà Tĩnh máy xúc, máy đào của Công ty Hòa Hiệp đang tiến hành thi công tuyến đường Nguyễn Trung Thiên (Trung tâm + phía Nam) và đường Hải Thượng Lãn Ông đến đường Nguyễn Huy Lung với chiều dài hơn 6 km.

ha tinh khan truong ung pho bao than set

Đơn vị thi công giằng néo thiết bị để đảm bảo an toàn

Ông Phan Trọng Quyền – Phó Chi huy công trường cho biết: Đơn vị đang tiến hành đắp đất nền đường, đạt tiến độ hơn 5%, nhưng trước dự báo có mưa to và rất to nên nhà thầu đang tập trung xử lý các điểm có nguy cơ sạt trượt cao. Cùng đó là thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các hạng mục đang thi công, xây lắp. Theo đó, các vật tư, thiết bị thi công trên công trường phải đảm bảo được che chắn đầy đủ và bố trí hệ thống thoát nước của khu vực vào với hệ thống thoát nước chung để đảm bảo không bị lầy lội, không bị ảnh hưởng đến kết cấu của công trình. Ngoài ra, bố trí ban chỉ huy ở công trường, có kỹ thuật và kịp thời xử lý những phát sinh ở công trường do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Ngành GTVT Hà Tĩnh xác định đảm bảo thông suốt, an toàn các tuyến đường là nhiệm vụ cấp thiết. Ông Bùi Đức Đại - Phó Giám đốc Sở GTVT cho hay: “Theo diễn biến bão lũ, lực lượng thanh tra giao thông sẽ chủ động phối hợp với các lực lượng để điều hành, phân luồng giao thông, đồng thời giải quyết ách tắc điểm xung yếu. Chúng tôi cũng sẵn sàng tham gia với các ngành, địa phương trong công tác cứu hộ, cứu nạn theo chỉ đạo của BCH Phòng chống thiên tai & TKCN tỉnh”.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công điện chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung cao cho công tác ứng phó với bão số 3. Theo đó, yêu cầu các ngành, địa phương kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn; phát lệnh cấm ngư dân ra biển; duy trì chế độ trực ban 24/24h, sẵn sàng thực hiện ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”; chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao; an toàn hồ chứa, đê điều; tiêu thoát lũ; theo dõi diễn biến của mưa lũ, đề phòng lũ quét, sạt lở đất; phối hợp với các lực lượng nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong diễn biến mưa bão…

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.