Hà Tĩnh "khởi động" cho mục tiêu 17.400 tấn thủy sản nuôi trồng

(Baohatinh.vn) - Người nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị bước vào nuôi vụ xuân hè, "khởi động" cho mục tiêu 17.400 tấn thủy sản nuôi trồng trong năm 2024.

3816.jpg
Người nuôi trồng thủy sản ở vùng Hà Lầm (xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà) dùng vôi để xử lý đáy ao.

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, những ngày này, anh Lê Văn Khoa đang gấp rút chuẩn bị 4 ao hồ (rộng gần 1,8 ha) ở vùng nuôi trồng thủy sản Hà Lầm, xã Thạch Sơn (Thạch Hà) để bước vào vụ sản xuất mới.

Mấy năm nay nuôi tôm quảng canh, không quan tâm đến cải tạo ao hồ, vì vậy, anh Khoa đang gấp rút xả nước lắng, vớt rong rêu, nạo vét bùn đất, xử lý lại bạt xung quanh bờ, sửa lại hệ thống cấp nước vào và xả nước thải, kiểm tra hệ thống điện, quạt tạo oxy, máy móc phục vụ sản xuất...

Anh Khoa cho biết: “Mấy năm trước tôi chỉ nuôi tôm thẻ theo hình thức quảng canh, nhưng vụ này, tôi dự định sẽ nuôi bán thâm canh, thả cua xen canh (khoảng 5.000 - 7.000 con, nuôi trong 3 tháng), cá chim vây vàng (7.000 – 9.000 con, nuôi 6 tháng) và khoảng 5 vạn tôm sú (nuôi 5 tháng). Hiện nay, tôi đang gấp rút chuẩn bị ao hồ, xử lý nguồn nước, liên hệ đặt giống để khoảng 2 tuần nữa có thể xuống giống với mục tiêu hướng tới một mùa vụ an toàn, hiệu quả, có lợi nhuận”.

DSC_3826 - Copy.JPG
Người nuôi vùng Hà Vọoc (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) nạo vét kênh mương cấp nước để phục vụ sản xuất.

Năm nay, tôm tiếp tục là đối tượng nuôi quan trọng nhất với 2.250 ha (250 ha tôm sú, 2.000 ha tôm thẻ chân trắng), trong đó có 1.600 ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh, 650 ha nuôi theo thâm canh và công nghệ cao. Bước vào vụ nuôi xuân hè này, ngành thủy sản, chính quyền các cấp và người nuôi trồng đang tập trung sửa chữa, nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường kiểm soát dịch bệnh, “hấp thụ” tốt các chính sách khuyến khích sản xuất... để hướng tới đạt sản lượng 6.000 tấn tôm thương phẩm (5.800 tấn tôm thẻ, 200 tấn tôm sú).

Anh Trần Văn Ân ở TDP Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà) cho biết: “Chúng tôi hiện có gần 10 ha ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó có 2 ha nuôi công nghệ cao. Xuân hè là vụ nuôi chính và quan trọng nhất trong năm nên phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Đến thời điểm này, chúng tôi đã chuẩn bị xong ao nuôi, sửa chữa xong nhà che, đang lấy nước vào ao lắng để xử lý, liên hệ đặt giống tốt, sẵn sàng kinh phí để mua thức ăn, thuốc phòng bệnh, tiền điện, lương nhân công... Khoảng 1 – 2 tuần nữa, chúng tôi sẽ thả ươm 2 triệu con tôm giống, thả nuôi trong thời gian hơn 3 tháng để đạt size 40 - 50 con/kg”.

DSC_3854 - Copy.JPG
Các hộ nuôi trồng ở xã Thạch Châu (Lộc Hà) gấp rút gia cố đê bao, cải tạo mặt ao để sớm xuống giống tôm.

Năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch nuôi trồng hơn 7.501 ha (nước ngọt gần 4.706 ha, mặn lợ hơn 2.795 ha) và phấn đấu đạt sản lượng 17.400 tấn thủy sản các loại (nước ngọt 7.300 tấn, mặn lợ 10.100 tấn).

Các đối tượng nuôi chủ yếu, cho giá trị kinh tế cao là tôm (2.250 ha, phấn đấu sản lượng 6.000 tấn); các loại cá nuôi trong lồng bè như cá chẽm, diêu hồng, cá mú, cá chim... (179 lồng, ước đạt sản lượng 300 tấn), hơn 546 ha các loài nhuyễn thể và các loài cá nước ngọt truyền thống (trắm, trôi, chép, mè, trê...). Các địa phương có diện tích nuôi trồng lớn là Thạch Hà với 1.123 ha, Cẩm Xuyên 860 ha, huyện Kỳ Anh 761 ha...

DSC_3815 - Copy.JPG
Người dân Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) nạo vét bùn đất, vớt rong rêu trong ao nuôi.

Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản đang gấp rút bước vào vụ nuôi đầu tiên và quan trọng nhất năm 2024. Vì vậy, các vùng nuôi trồng đang tập trung cải tạo hệ thống ao hồ theo hướng nuôi công nghiệp, công nghệ cao, thâm canh, hiện đại gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Cùng với đó là khuyến khích các cơ sở ương dưỡng giống tổ chức sản xuất hiệu quả để chủ động nguồn giống (dự kiến khoảng 540 triệu con giống tôm, 41 triệu con giống cá) và kiểm soát chất lượng giống. Ngoài ra, bà con đang chủ động liên hệ con giống tốt, thức ăn chất lượng và giá cả phù hợp, phòng ngừa dịch bệnh từ sớm...

3817 - Copy.jpg
Nhiều hộ dân đang xử lý nước tại các hồ nuôi cá nước ngọt ven sông ở xã Tùng Lộc (Can Lộc) trước khi xuống giống.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Lưu Quang Cần cho biết: "Để hoàn thành mục tiêu phủ kín diện tích nuôi trồng hơn 7.501 ha và sản lượng 17.400 tấn, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã tham mưu cho Sở NN&PTNT và phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tập trung khắc phục khó khăn để phát triển nuôi tôm thâm canh, tôm công nghệ cao cùng các đối tượng thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng liên doanh, liên kết nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất mặt nước.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã xây dựng các nhóm giải pháp về chỉ đạo, điều hành sản xuất; xây dựng đề án, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất; cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, quy trình kỹ thuật, khoa học và công nghệ; phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất; công tác quản lý Nhà nước...".

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.