Hà Tĩnh không được chủ quan trước sự nguy hiểm của sâu keo mùa thu

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh vừa cho biết, đến tháng 9/2019, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại hầu hết các vùng trồng ngô trong cả nước. Tại Hà Tĩnh, sâu keo mùa thu đã gây hại trên trà ngô Đông sớm giai đoạn 6-8 lá, mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 8-10con/m2, diện tích nhiễm 5ha (Đức Thọ).

Hà Tĩnh không được chủ quan trước sự nguy hiểm của sâu keo mùa thu

Sâu keo mùa thu là đối tượng dịch hại mới, gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng, nhất là ngô đông

“Đây là đối tượng dịch hại mới, gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng nhất là ngô, lúa, mía... sức gây hại lớn xen gối lứa liên tục nên công tác phòng trừ rất khó khăn”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 4962/CT-BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.

Hà Tĩnh không được chủ quan trước sự nguy hiểm của sâu keo mùa thu

Các địa phương cần thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng trừ theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn về đặc điểm nhận dạng, kỹ thuật phòng trừ, tác hại của sâu keo mùa thu đối với sản xuất đến các địa phương và người sản xuất. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ sâu keo mùa thu kịp thời, có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc BVTV, chủ động phối hợp với các công ty cung ứng thuốc tổ chức cung ứng kịp thời các loại thuốc đặc hiệu phục vụ phòng trừ sâu keo mùa thu.

Cùng đó, cần thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng trừ gồm: Biện pháp canh tác, thủ công cơ giới; biện pháp sinh học và bẫy bả; biện pháp hóa học.

Chi tiết các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu mời xem và tải về tại đây.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.