Hà Tĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và phòng chống thiên tai

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các ngành, địa phương chuẩn bị kỹ các tình huống để vừa chủ động sản xuất, vừa phòng chống thiên tai và ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

Hà Tĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và phòng chống thiên tai

Chiều 26/8, qua phần mềm Zoom cloud Meeting, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai đề án sản xuất vụ đông; bàn giải pháp thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm vụ hè thu và chuẩn bị phương án phòng, chống thiên tai trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Các sở, ngành liên quan và 13 huyện, thị, thành phố cùng tham gia dự họp ở các đầu cầu.

Vụ đông 2021: đa dạng cây trồng, chủ động nguồn thực phẩm tại chỗ

Theo Sở NN&PTNT, vụ đông 2020 diễn ra trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do mưa lớn cực đoan và ngập lụt ở 118 xã/11 huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, nhờ thời vụ tập trung từ tháng 12 trở đi đã giúp vụ đông 2020 của Hà Tĩnh giành thắng lợi toàn diện cả diện tích, năng suất và sản lượng.

Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 12.104/10.831 ha (đạt 111,7% kế hoạch). Trong đó, ngô lấy hạt, rau các loại và khoai lang đều vượt kế hoạch và tăng cao hơn năm 2019 cả diện tích và sản lượng.

Hà Tĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và phòng chống thiên tai

Các đại biểu ở các đầu cầu trực tuyến.

Các loại cây ăn quả, diện tích bưởi các đạt 3.857 ha (bưởi Phúc Trạch khoảng 2.700 ha), trong đó diện tích cho sản phẩm 2.280 ha, năng suất bình quân đạt 112,83 tạ/ha, sản lượng đạt 25.726 tấn; cây cam có 4.938/7.282 ha cho sản phẩm, năng suất đạt 84,37 tạ/ha, sản lượng đạt 41.662 tấn.

Đặc biệt, công tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cây ăn quả khá tốt. Nhiều doanh nghiệp ký liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất như: Công ty TNHH Tân Thanh Phong, Công ty Vườn ươm Việt, Công ty CP Gama Fruits...

Hà Tĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và phòng chống thiên tai

HTX Sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng (xã Lộc Yên, Hương Khê) là một trong những HTX thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch.

Vụ đông 2021, Sở NN&PTNT chủ trương bố trí 11.332 ha các loại cây trồng trên tinh thần đa dạng hóa các loại cây trồng và né tránh thiên tai. Trong đó, ngô lấy hạt 3.726 ha; ngô sinh khối 1.568 ha; khoai lang 1.480 ha; rau các loại 4.558 ha.

Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của từng vùng, các địa phương tổ chức các mô hình sản xuất mới theo hướng đưa các cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích và khuyến khích liên kết với các doanh nghiệp; đầu tư chuyển đổi số, kinh tế số nhằm đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.

Tiếp tục mở rộng các mô hình đã cho hiệu quả như: sản xuất dưa lưới trong nhà lưới, nhà màng; sản xuất hành tăm ven chân núi Hồng Lĩnh, mô hình bí xanh tại Tượng Sơn, mô hình khoai lang KCL20-209 tại Cẩm Xuyên...

Ứng phó thiên tai trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19

Theo Sở NN&PTNT, tình hình sản xuất và đời sống dân sinh của Hà Tĩnh hiện gặp nhiều thách thức khi ứng phó với thiên tai và dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 1.500 ha lúa hè thu, dự kiến tập trung từ ngày 5 - 10/9 tới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tiến độ thu hoạch lúa có khả năng bị chậm tiến độ; thiếu hụt máy gặt, nhất là các vùng thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nguy cơ gặp diễn biến xấu của thời tiết. Việc lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

Hà Tĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và phòng chống thiên tai

Toàn tỉnh đã thu hoạch 1.500 ha lúa hè thu.

Trong khi đó, mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới được dự báo hoạt động mạnh từ nay đến cuối năm. Trong đó, có khoảng 1 - 2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Tĩnh trong tháng 9 và tháng 10; 2 - 3 đợt lũ trùng với thời điểm Hà Tĩnh đang thu hoạch lúa hè thu và bắt đầu sản xuất vụ đông.

Mặt khác, trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, việc thực hiện các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; di dời, sơ tán người dân sẽ khó khăn và nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Tại cuộc họp, các ý kiến đóng góp tập trung các vấn đề như: chủ động các giải pháp tại chỗ để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch hè thu; các địa phương cần có phương án cụ thể trong việc điều tiết máy gặt, hỗ trợ nhân lực để thu hoạch vừa đảm bao tiến độ nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu phòng dịch; rà soát lại kịch bản phòng chống thiên tai, ứng phó tốt với diễn biến dịch bệnh khi các ca bệnh trong cộng đồng tăng cao, nhất là đối với những vùng xung yếu, phải di dời; tham mưu UBND tỉnh phân bổ vắc - xin tiêm phòng cho người dân vùng thuộc diện phải sơ tán khi có bão lũ...

Nỗ lực sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận, biểu dương các địa phương đã có nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động tổ chức thu hoạch lúa hè thu cho bà con, đồng thời thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19.

Triển khai các nhiệm vụ trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm, chuẩn bị kỹ các tình huống để chủ động vừa tổ chức sản xuất tốt nhất, vừa đảm bảo chống dịch an toàn.

Hà Tĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và phòng chống thiên tai

Hà Tĩnh đang phải đối mặt với tình huống phòng chống thiên tai mới trong điều kiện dịch bệnh COVID-19. Trong ảnh: Trận lũ lụt lịch sử năm 2020.

Đối với vụ lúa hè thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các địa phương bám sát đồng ruộng, đánh giá tiến độ chín của từng trà lúa để điều hành máy gặt hợp lý, tuân thủ phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhưng không chín ép; chuẩn bị phương án sấy lúa cho bà con phòng mưa lũ có thể xảy ra; kết nối, tạo điều kiện thu hút các đầu mối tiêu thụ về địa bàn.

“Xe, phương tiện, người vào địa bàn mua bán lúa cần phải được tạo điều kiện tối đa trên cơ sở đảm bảo phòng dịch. Đề nghị ngành GTVT có phương án hỗ trợ việc lưu thông, ngành y tế cân đối, tổ chức các điểm test nhanh cho các xe thu mua. Không nên máy móc trong quản lý dịch bệnh mà gây khó khăn cho bà con nông dân” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho hay.

Hà Tĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ứng phó an toàn dịch bệnh và phòng chống thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương vừa đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, vừa có phương án kết nối đầu mối tiêu thụ.

Đồng thời, tăng cường sản xuất vụ đông nhằm đảm bảo an sinh xã hội và chủ động nguồn thực phẩm trên địa bàn; tiếp tục số hóa sản xuất, tiêu thụ cam, bưởi; xúc tiến thương mại trên các sàn giao dịch điện tử để tìm kiếm thị trường tiêu thụ bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, các ngành, đơn vị, địa phương liên quan cần nhận diện phòng chống thiên tai trong điều kiện mới, từ đó lên phương án kỹ lưỡng, kiểm tra các kịch bản phòng chống thiên tai đến từng công trình, từng vùng trong điều kiện dịch bệnh COVID-19; tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.