Hà Tĩnh triển khai đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ngành NN&PTNT theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh để kịp thời điều chỉnh sản xuất, đảm bảo mục tiêu hơn 50 vạn tấn lúa/năm trong các năm tiếp theo.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững.

Hà Tĩnh triển khai đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Các địa phương có nhiệm vụ theo dõi sát tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn.

Thực hiện Chỉ thị số 24/CĐ-TTg ngày 3/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay; xét đề nghị của Sở NN&PTNT tại Văn bản số 2391/SNN-TTBVTV ngày 24/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ liên quan.

Theo đó, Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành chỉ đạo các địa phương rà soát định hướng phát triển các vùng sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, bảo đảm diện tích đất chuyên trồng lúa; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh để kịp thời điều chỉnh sản xuất, đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 50 vạn tấn lúa/năm trong các năm tiếp theo. Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong tỉnh và đảm bảo vững chắc an ninh lương thực của tỉnh trong mọi tình huống.

Sở Công thương theo dõi tình hình hoạt động của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, nhất là việc duy trì điều kiện kinh doanh, kịp thời báo cáo và đề xuất giải pháp ứng phó với những vấn đề phát sinh trong thực tế trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: hội chợ, Hội nghị kết nối giao thương…; tạo điều kiện giới thiệu cho các thương nhân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường nước ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất chế biến nông sản của tỉnh trong việc phát triển và ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm, mở rộng thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu.

Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường, diễn biến cung - cầu, giá bán của mặt hàng gạo, nhằm xây dựng phương án kiểm tra, giám sát và đề xuất các giải pháp góp phần ổn định thị trường. Chủ động phối hợp với các lực lượng có liên quan trên địa bàn, tăng cường theo dõi sát tình hình giá gạo; kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn để nắm bắt nguồn cung, giá bán; ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các vi phạm liên quan đến việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cục Hải quan tỉnh hướng dẫn các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu về lúa gạo thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. Chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về xuất khẩu gạo theo thẩm quyền, nhất là trước xu hướng gia tăng các hàng rào kỹ thuật.

UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất lúa, gạo đảm bảo mục tiêu về năng suất, chất lượng, sản lượng đề ra; kịp thời cung cấp thông tin tới các sở, ngành liên quan về năng suất, sản lượng thu hoạch lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn.

Phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường theo dõi sát tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, uy tín của thương hiệu gạo Hà Tĩnh.

Chủ động nắm bắt tình hình, thông tin mới, ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh tại địa phương để báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại lúa, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn nhằm thúc đẩy sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh.

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động tích cực triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được UBND tỉnh giao tại Văn bản số 3372/UBND-KT2 ngày 30/6/2023 về việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến 2030 và Văn bản số 3690/UBND-NL5 ngày 31/7/2023 về việc triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.