Hai xã nghèo ở Đức Thọ vượt khó về đích nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Đoàn kiểm tra của Văn phòng điều phối nông thôn mới và Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh vừa đánh giá: 2 xã Đức Quang và Tân Hương (Đức Thọ) đã đủ điều kiện để xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Hai xã nghèo ở Đức Thọ vượt khó về đích nông thôn mới

Đường vào khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Quang (Tân Hương)

Tân Hương là xã miền núi của huyện Đức Thọ, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Xã có 4 thôn với hơn 400 hộ dân sinh sống, gồm hơn 1.600 nhân khẩu. Người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

Địa bàn xã trải dài trên 8 km, dân cư thưa thớt. Từ năm 2016, địa phương không còn hưởng chính sách theo Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển KT-XH đối với các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

Hai xã nghèo ở Đức Thọ vượt khó về đích nông thôn mới

Đoàn kiểm tra tham quan trang trại trồng cây ăn quả cho thu nhập cao tại xã Tân Hương

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự đồng thuận cao giữa chính quyền và nhân dân nên từ năm 2017, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Tân Hương phát triển rộng khắp.

Nhân dân tích cực đóng góp tiền của, công sức, hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa, Nhiều mô hình kinh tế gia trại, trang trại, khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu được xây dựng. Hiện tại, xã Tân Hương đã có 346 vườn hộ có diện tích 1.000 m2 trở lên; 2 thôn Tân quang và Tân Thành đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 2 thôn còn lại đã đạt 6/10 tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Hai xã nghèo ở Đức Thọ vượt khó về đích nông thôn mới

Người dân xã Đức Quang bày tỏ sự hài lòng trước những thành quả trong xây dựng NTM của địa phương, đồng thời thể hiện quyết tâm tiếp tục nâng cao hơn nữa các tiêu chí đã đạt được.

Xã Đức Quang có 5 thôn với 570 hộ dân gồm 1.945 nhân khẩu, dân số ít, địa bàn rộng, nằm giữa bốn bề sông nước. Thời điểm bắt đầu xây dựng nông thôn mới, Đức Quang là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế.... Đó là những bất lợi khiến chương trình xây dựng nông thôn mới của xã gặp nhiều khó khăn.

Hai xã nghèo ở Đức Thọ vượt khó về đích nông thôn mới

Nhà văn hóa thôn Đại Quang (Đức Quang) được đầu tư xây dựng mới khang trang, sạch đẹp

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong người dân, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy tối đa, từ việc nhỏ tới việc lớn đều được công khai bàn bạc rồi mới đưa ra quyết định nên người dân thực sự là chủ thể trong quá trình xây dựng NTM. Với nhiều chính sách được tỉnh và huyện hỗ trợ, đặc biệt là sự vào cuộc của nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Nổi bật trong năm 2018, xã Đức Quang đã huy động gần 30 tỷ đồng để khép kín hệ thống đường GTNT đạt chuẩn theo Quyết định 05/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh, với tổng chiều dài gần 20 km, hơn 5 km kênh mương cứng đã hoàn thành; xây dựng mới 5 nhà văn hóa thôn; nâng cấp trường học, trạm y tế.

Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt hơn 33,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều) giảm còn 2,9%.

Hai xã nghèo ở Đức Thọ vượt khó về đích nông thôn mới

Nhiều tuyến đường giao thông ở xã Đức Quang được nâng cấp mở rộng theo quy chuẩn xanh - sạch- đẹp.

Tại các buổi kiểm tra thực tế, kết hợp với đánh giá của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đoàn công tác Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đánh giá xã Đức Quang và Tân Hương đã đạt 20/20 tiêu chí đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định tỉnh bỏ phiếu xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.