“Hạt giống” nông nghiệp sạch nảy mầm trên đồng đất Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Những cánh đồng lớn hình thành đang mở lối đi mới cho nền nông nghiệp của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Khúc hoan ca của mùa xuân đang được cất lên từ sự hòa quyện giữa ý Đảng, lòng dân.

Cuộc “cách mạng” trên đồng ruộng

Đi qua những ngày mưa phùn giá rét, cánh đồng thôn Hợp Sơn, xã Thanh Lộc lại bừng lên sức sống mới. Sau chuyển đổi ruộng đất lần 3, những ô thửa nhỏ manh mún, bậc thang ven chân núi Cài đã được phá bờ vùng, bờ thửa. Sức người, sức máy trong những ngày miệt mài đào mương, đắp đường, san đất tạo mặt bằng... đã làm nên cánh đồng thửa lớn bằng phẳng, mênh mông, hứa hẹn mùa bội thu.

“Hạt giống” nông nghiệp sạch nảy mầm trên đồng đất Can Lộc

Mùa vàng bội thu trên cánh đồng thửa lớn ở Can Lộc.

Theo kế hoạch năm 2023, thôn Hợp Sơn chuyển đổi ruộng đất lần 3 với diện tích 21 ha ở 3 xứ đồng liền kề. Từ công tác tuyên truyền, vận động, phát huy quy chế dân chủ, tạo sự thống nhất từ cấp ủy, chi bộ, thông qua các cuộc họp thôn để lấy ý kiến, chủ trương lớn của Đảng bộ huyện đã được người dân đồng thuận và nhiệt tình hưởng ứng.

Ông Nguyễn Huy Liệu (thôn Hợp Sơn) chia sẻ: “Sau chuyển đổi ruộng đất lần 3, vụ xuân 2024 này, đồng ruộng đã quy về một mối, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân. Cũng theo chủ trương cấp trên, năm nay, chúng tôi thực hiện sản xuất 3 chung: “Cánh đồng, thời vụ, giống”, đó là những yếu tố để bà con hy vọng và tin tưởng vào những vụ mùa thắng lợi”.

Là một trong những địa phương tiến hành chuyển đổi ruộng đất quy mô toàn xã, năm 2023, Sơn Lộc thực hiện trên diện tích hơn 367 ha. “Với mục tiêu đảm bảo 90% hộ có một vùng sản xuất, xã phải chuyển đổi 3.635 ô thửa nhỏ thành 1.850 thửa lớn. Khối lượng công việc lớn nhưng quyết tâm của chính quyền địa phương cùng niềm tin của bà con nhân dân vào những mùa bội thu là điều kiện thuận lợi để xã thực hiện “cuộc cách mạng lớn” trên đồng ruộng”, ông Thân Văn Vỹ - Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc cho hay.

“Hạt giống” nông nghiệp sạch nảy mầm trên đồng đất Can Lộc

Mùa xuân này, Can Lộc có thêm 2.500 ha đồng ruộng được quy hoạch liền vùng, liền thửa.

Sau 3 năm thực hiện, đến nay, Nghị quyết số 01-NQ/HU của BTV Huyện ủy Can Lộc về thực hiện Đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn đã đi vào cuộc sống. Chủ trương tích tụ ruộng đất được hiện thực hóa với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng chất xúc tác từ chính sách và khí thế hưởng ứng của người dân ở 18 xã, thị trấn. Nhiều cánh đồng đã quy tụ hàng chục ha đến cả trăm ha. Trong những vụ mùa, thay vì vất vả ngược xuôi, người nông dân đã được giải phóng sức lao động nhờ các loại máy móc. Và xuân này, đồng ruộng Can Lộc lại có hơn 2.500 ha được quy hoạch liền vùng, liền thửa.

Làm nông nghiệp sạch trên quê lúa

Từ chủ trương đúng đắn của BTV Huyện ủy, cuộc “cách mạng lớn” trên đồng ruộng Can Lộc đã tạo niềm tin, sự đồng thuận trong Nhân dân. Đây cũng chính là “chìa khóa” để huyện lúa mở hướng phát triển bền vững bằng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch với sự liên doanh, liên kết để tạo nên bước đột phá.

“Hạt giống” nông nghiệp sạch nảy mầm trên đồng đất Can Lộc

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo hướng liên kết trên cánh đồng ở xã Kim Song Trường.

Những cánh đồng thửa lớn thẳng cánh cò bay đã trở thành tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác có cơ sở đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao gắn với chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Cũng từ đó, khát vọng làm giàu trên đồng ruộng quê hương đã được nhen nhóm, nuôi dưỡng trong suy nghĩ, ý tưởng của những người nông dân yêu ruộng. Để rồi bằng những hành động thực tế, họ đã mạnh dạn thử sức mình qua việc áp dụng các quy trình sản xuất VietGAP, hữu cơ, xây dựng thương hiệu gạo OCOP... HTX Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp Hạ Vàng (xã Vượng Lộc) là một trong số đó.

Ông Nguyễn Đình Trung - Bí thư Chi bộ, Giám đốc HTX chia sẻ: “Ngay sau khi tích tụ ruộng đất, vụ đông năm 2021, chúng tôi bắt tay thực hiện sản xuất lúa theo quy trình VietGAP trên cánh đồng thửa lớn. Sau 1 năm triển khai, HTX đã đạt chứng nhận VietGAP. Kết quả ấy là tiền đề để chúng tôi dần hiện thực hóa ước mơ xây dựng thương hiệu gạo OCOP. Sau 3 mùa chờ đợi, mong ngóng, niềm vui lớn đã đến với bà con trong thôn khi tháng 5/2023, sản phẩm gạo của HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sản phẩm được thị trường đón nhận, giá bán cao (25.000 đồng/kg) đã củng cố niềm tin của người nông dân với chủ trương lớn”.

“Hạt giống” nông nghiệp sạch nảy mầm trên đồng đất Can Lộc

HTX Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp Hạ Vàng (Vượng Lộc) xây dựng thành công thương hiệu gạo OCOP.

Sau thành công của HTX Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp Hạ Vàng, xã Khánh Vĩnh Yên đã liên kết với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ... Đây cũng là cách làm nông nghiệp kiểu mới để từng bước xây dựng và nâng tầm thương hiệu sản phẩm gạo Can Lộc.

Đánh giá về hiệu quả của Nghị quyết số 01-NQ/HU sau 3 năm đi vào thực tiễn, ông Đặng Trần Phong - Chủ tịch UBND huyện khẳng định: “Bức tranh nông nghiệp trên quê hương đã đổi thay, tư duy sản xuất của người dân được đổi mới. Thời gian tới, huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng cánh đồng sản xuất tập trung, tăng cường liên doanh, liên kết để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm nông nghiệp”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.