Hối hả thu hoạch lúa hè thu "chạy lụt"...

(Baohatinh.vn) - Trời vừa hửng, từng đoàn người vội vã ra đồng. Những chiếc máy gặt đập liên hợp giờ là “vị cứu tinh” của mùa màng, ầm ù chạy không kể thời gian. Từng thửa ruộng dần dần được giải phóng, khắp nơi bà con nông dân Hà Tĩnh đang hối hả gặt lúa chạy lụt...

hoi ha thu hoach lua he thu chay lut

Nhờ hợp đồng thuê máy gặt đập liên hợp nên tiến độ thu hoạch lúa hè thu của bà con nông dân xã Thạch Tân (Thạch Hà) được đẩy nhanh.

Hối hả "chạy lụt"…

Mưa bão vừa tan, vợ chồng, con cái gia đình ông Trần Viết Yên (thôn Bình Tiến, Thạch Tân, Thạch Hà) đã vội vã ra đồng gặt lúa. Ông bảo lúa của gia đình ông đẹp nhất làng, những ngày chưa mưa, cả cánh đồng vàng rực, dày khít. Thế mà, chỉ sau 2 đêm mưa lớn, toàn bộ thân lúa bổ rạp xuống đất, nhiều chỗ gió xoáy thành từng vòng.

Thở dài nhìn cánh đồng, ông Trần Viết Yên chia sẻ: “Nhà tôi làm 1 mẫu thì 6-7 sào bị đổ gập rồi. Thế nên, trời mới ngớt mưa là tôi huy động cả nhà ra đồng, nơi nào gặt được máy thì thuê máy, nơi nào bị ngã đổ thì gặt tay. Vừa gặt, vừa phơi, phải gắng chứ mùa này chẳng biết mưa gió lúc nào”.

Nói là thế, nhưng việc thu hoạch rất mất công và vất vả, từ sáng đến chiều, vợ chồng ông Yên chẳng thu hoạch được nổi một sào lúa bằng gặt tay. Nghe đâu, giá thuê gặt tay hiện tại là 300.000 đồng/sào, thế nhưng, ở những nơi ruộng ngập sâu cũng khó thuê. Tính ra, 1 sào lúa chẳng còn lời lãi là bao!

Cách đó không xa, mấy sào ruộng của bà Lê Thị Diên (cùng thôn) trong chốc lát đã được máy gặt đập liên hợp thu gọn. “Lúa chưa chín hẳn đâu, nhưng “xanh nhà hơn già đồng” chị ạ. Chẳng kịp trở tay với trời, cánh đồng này lại sâu trũng nên chỉ cần mưa thêm một trận nữa là ngập băng. Tận dụng những ngày nắng, chúng tôi vừa thu hoạch xong là đưa lúa lên phơi luôn” - bà Diên cho biết.

hoi ha thu hoach lua he thu chay lut

Không kể sớm trưa, nông dân Hà Tĩnh đang tranh thủ nắng ráo để thu hoạch gọn lúa hè thu

“Một ngày nắng bằng vạn ngày mưa”, những cánh đồng rậm rịch khí thế lao động. Thậm chí, người ta chẳng còn thời gian để hàn huyên, hỏi chuyện. Ở đâu cũng vội vã, hối hả với mùa lúa khó khăn nhất này. Những chiếc máy gặt đập liên hợp chạy xuyên ngày, không hề ngơi nghỉ. Anh Trần Văn Tiến, chủ máy gặt ở Huế cho biết: “Mỗi sào giá 130.000 đồng, chúng tôi thường hợp đồng với các thôn, xóm để làm cuốn chiếu. Vào thời điểm này, nhu cầu tăng cao, máy chạy chẳng kịp. Hai hôm nay làm xuyên trưa đấy chị ạ”.

Ở Cẩm Xuyên, những cánh đồng như một công trường lớn. 159 máy gặt đập của địa phương và cả chục cái được thuê từ nơi khác đến được huy động ra đồng. Thuận lợi nhất là nhờ cơ cấu một trà giống nên công tác thu hoạch cũng đỡ phần vất vả. Máy cứ chạy ro ro từ đội đồng này sang đội đồng khác. Chỉ trong ngày đầu sau trận mưa lớn ra quân thu hoạch, Cẩm Xuyên đã thu gọn gần 1.000 ha. Đến hết ngày 16/9, toàn huyện thu hoạch xong 40% diện tích và đến 20/9 sẽ hoàn tất thu hoạch.

Từ Hương Sơn đến Đức Thọ, đi đến đâu cũng nhìn thấy cảnh gặt, phơi lúa. Bà con muốn tận dụng hết những ngày nắng để hoàn thành công việc đồng áng trước khi mưa bão về. Chị Nguyễn Thị Lan (xã Đức Thủy, Đức Thọ) cho biết: “Tranh thủ trời nắng, sáng nay, tôi đổ hết lúa ra phơi, chắc hôm nay nữa là khô khén. Thế là yên tâm rồi”.

“Xanh nhà hơn già đồng”…

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 10.000 ha, đạt gần 25% diện tích. Trong 2 ngày sau mưa (14 - 15/9), các địa phương tập trung cao độ cho công tác thu hoạch nên đã đẩy tiến độ tăng lên gần 2.500 ha. Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Đầu giờ sáng 14/9, diện tích ngập úng, đổ ngã lên đến trên 4.700 ha. Ngành chuyên môn cùng với các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn bà con tháo nước ra khỏi chân ruộng, buộc dựng bông lúa đối với những diện tích còn xanh, những diện tích đã chín 70% trở lên thì thu hoạch gọn. Bên cạnh đó, nhờ thời tiết nắng ráo, nhiệt độ tăng cao nên số diện tích bị ngập không còn nhiều như mấy hôm trước, phần lớn nước đã rút hết khỏi chân ruộng”.

hoi ha thu hoach lua he thu chay lut

Những diện tích ngã đổ thì chín 70% trở lên đã có thể thu hoạch

Quan điểm của ngành nông nghiệp vẫn là tập trung cao cho thu hoạch. “Xanh nhà hơn già đồng”, các địa phương cần huy động lực lượng, máy móc thu hoạch gọn lúa hè thu trước 25/9 tới.

Dự báo thời tiết khu vực Hà Tĩnh trong những ngày tới tiếp tục nắng với nhiệt độ dao động từ 26-31oC. Đây sẽ là điều kiện “vàng” để nông dân Hà Tĩnh tăng tốc thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, thêm một khó khăn cho vụ sản xuất nhiều bất lợi nhất trong năm này, các trà lúa sinh trưởng thiếu đồng nhất. Trong khi Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà tiến độ thu hoạch khá nhanh thì các địa phương Lộc Hà, Can Lộc, Vũ Quang thậm chí chỉ mới bắt đầu, nhiều diện tích mới bắt đầu trổ rộ. Những bất lợi này đang khiến bà con nông dân không khỏi thấp thỏm, lo lắng…

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.