Hơn 10 ngàn con cá chẽm "đợi" Tết, dân nuôi lồng bè tính thu lợi lớn

(Baohatinh.vn) - Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, các hộ nuôi cá lồng bè tại thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trữ hơn 10 ngàn con cá chẽm với nhiều loại, từ 0,7-4 kg, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

hon 10 ngan con ca chem doi tet dan nuoi long be tinh thu loi lon

Bè cá của anh Nguyễn Quốc Minh trữ hơn 600 con cá sẵn sàng phục vụ tết Nguyên đán.

Anh Nguyễn Quốc Minh - một trong những hộ đầu tiên nuôi cá chẽm lồng bè với thâm niên 8-9 năm trong nghề, vui vẻ chèo thuyền chở chúng tôi ra thăm mấy bè cá tết. Sau 2 năm liên tục gặp rủi ro do gặp rét hại và sự cố môi trường biển, năm 2017, anh thả hơn 2 ngàn cá giống, được chia theo nhiều đợt để bán dần. Riêng cá chuẩn bị cho dịp Tết, đến thời điểm này, anh đang trữ khoảng 600 con có cân nặng từ 1-4 kg.

“Cá bán dịp Tết ít nhất cũng có giá 150 ngàn đồng/kg (đối với loại từ 1,3 - 1,5 kg/con) và khoảng 180 ngàn đồng/kg (từ 2 kg/con trở lên). Hiện nay, chúng tôi đang tăng cường thức ăn và bổ sung thêm muối cho cá chống chọi với các đợt rét”.

Bè nuôi của Trưởng thôn Sông Hải Nguyễn Hữu Đức cũng đang chuẩn bị 400 con có trọng lượng từ 3-4 kg/con. Anh Đức cho biết, các mối hàng đều đã có sẵn, khi mình có nhu cầu bán, chỉ cần gọi điện là thương lái ở các chợ đến tận bè nuôi nhận hàng. Cá chẽm nước lợ Thạch Sơn nuôi bằng thức ăn tự nhiên và các loại cá tươi bằm nhỏ nên dai thịt, thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng, trọng lượng càng lớn càng ngon, vì vậy, giá cũng đắt hơn.

Ngoài cá chẽm, hiện nay, một số bè đã đưa vào nuôi thành công các giống cá mới như: hồng Mỹ, cá mú, dù số lượng chưa nhiều nhưng hiệu quả kinh tế bước đầu khá cao.

Đến thời điểm này, thôn Sông Hải có 68 hộ nuôi với hơn 70 lồng bè. Với quy mô nuôi mỗi hộ khoảng 1-2 bè, hộ nuôi đầu tư lớn, nuôi thâm canh có lợi nhuận 300 triệu đồng/năm; hộ ít nhất cũng đạt 70 triệu đồng/năm.

Sau nhiều thách thức, thiệt hại, nhất là ảnh hưởng của sự cố môi trường biển trong năm 2016 khiến việc sản xuất gần như ngưng trệ, năm 2017, các hộ đã chủ động khôi phục sản xuất. Nỗ lực đó đã mang về thu nhập khá ổn định trong cả năm, đặc biệt đang hứa hẹn thu hoạch thắng lợi trong dịp Tết với khoảng 47 hộ đang trữ hơn chục ngàn con.

Sau 1 năm sản xuất khá ổn định, các hộ nuôi cá lồng bè đang lên kế hoạch cho những vụ nuôi mới trong năm 2018. Anh Nguyễn Văn Thưởng - người vừa nhận được số tiền đền bù hơn 300 triệu đồng cho biết: “Môi trường nuôi hiện nay có thể khẳng định là đã ổn định, cùng với chính sách đền bù hợp lý đang tạo điều kiện để các hộ nuôi lồng bè mở rộng quy mô, đầu tư thâm canh. Gia đình tôi sẽ sửa chữa, củng cố lại 3 bè với 18 lồng nuôi để thả giống với số lượng lớn. Ngoài cá chẽm, chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số loại cá phù hợp với điều kiện nuôi và đang được thị trường ưa chuộng để nâng cao giá trị sản xuất”.

Chủ đề MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.