Hơn 18.000 ha lúa hè thu ở Hà Tĩnh đã trổ bông

(Baohatinh.vn) - Thông tin từ Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh, nhờ điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, nguồn nước cấp ổn định, lúa hè thu ở Hà Tĩnh hiện đang bước vào giai đoạn trổ tập trung, bông đều, đẹp.

Hơn 18.000 ha lúa hè thu ở Hà Tĩnh đã trổ bông

Nhiều trà lúa ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Kỳ Anh... đã trổ bông.

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 18.000 ha lúa hè thu đã trổ bông, chiếm khoảng 40% tổng diện tích gieo cấy, tập trung ở các địa phương như: Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Kỳ Anh… Số diện tích còn lại dự kiến sẽ trổ tập trung, đồng loạt từ nay đến ngày 15/8.

Thông tin từ Phó Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Nguyễn Tống Phong, thời tiết vụ hè thu năm nay tương đối thuận lợi, không có các đợt nắng hạn gat gắt, kéo dài, chân ruộng được cung cấp đủ nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng nên lúa trổ bông đều, đẹp. Đợt mưa kéo dài từ ngày 7 - 9/8 vừa qua có lượng mưa không lớn, chủ yếu về chiều và đêm nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và trổ bông của cây lúa trên toàn tỉnh.

Đây là giai đoạn sinh trưởng đặc biệt quan trọng của cây lúa, quyết định lớn đến năng suất cuối vụ. Việc thực hiện chăm sóc tốt ở thời điểm này sẽ nâng cao quá trình làm hạt và tăng trọng lượng hạt.

Tuy nhiên, hiện nay, qua kiểm tra, theo dõi tại ruộng, nhiều loài sâu bệnh đã xuất hiện, tấn công các trà lúa như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, các loại rầy, rệp gây hại, bệnh đạo ôn, khô vằn...

Vì thế, ngành chuyên môn, người dân cần chủ động thăm đồng thường xuyên, tập trung điều tiết, duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông, nhất là đối với số diện tích cuối kênh, cao cưỡng có thể xảy ra hạn cục bộ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển. Trước mắt, người dân cần tập trung xử lý triệt để các diện tích đã xuất hiện sâu bệnh để giảm nguồn phát tán, tránh lây lan trên diện rộng.

Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã cử cán bộ trực tiếp về tận cơ sở, cùng với nông dân thăm đồng, theo dõi sát diễn biến các đối tượng sâu bệnh gây hại để khuyến cáo các biện pháp phòng trừ kịp thời, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.